Điều trị và phòng bệnh ghẻ

0
871
bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ

Biểu hiện chẩn đoán bệnh ghẻ dựa vào 4 yếu tố:

  • Tổn thương cơ bản: Mụn nước khu trú ở những vị trí đặc hiệu như: đùi , bạn, bụng, kẽ ngón tay, bộ phận sinh dục nam, vú phụ nữ, bàn tay, chân trẻ sơ sinh
  • Ngứa nhiều về đêm
  • Có tính chất dịch tễ: trong gia đình, tập thể của bệnh nhân cũng có nhiều người ngứa, có tổn thương da tương tự kể trên
  • Nếu tìm thấy luống ghẻ hoặc khêu được cái ghẻ thì chẩn đoán chắc chắn.

ĐIỀU TRỊ

Nguyên tắc chung

  • Điều trị cho tất cả những người trong gia đình, tập thể, nhà trẻ…nếu phát hiện bị ghẻ.
  • Nên tầm soát các bệnh lây qua đường tình dục với các người bệnh trên 18 tuổi.
  • Quần áo, chăn màn đệm, vỏ gối, đồ dùng… giặt sạch phơi khô, là kĩ.
  • Thời gian điều trị kéo dài 3 đến 4 tuần khi dùng thuốc bôi như DEP, lưu huỳnh.

Điều trị cụ thể

  • Bôi tại chỗ

    Bôi tại chỗ

+ Gamma benzen 1%

+ Permethrin 5%

+ Benzoat benzyl 25%

+ Diethylphtalat (DEP)

Có thể dùng các thuốc khác như:

+ Mỡ lưu huỳnh 5-10% cho trẻ em và cho người lớn, đặc biệt là người bệnh dưới 2 tháng tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú (rất an toàn, nhược điểm có mùi hôi).

+ Crotaminton 10%

+ Có thể dùng vỏ cây ba chạc đen tắm hoặc dầu hạt máu chó.

Cách bôi: tắm sạch bằng xà phòng, sau đó bôi thuốc vào thương tổn ngày một lần vào buổi tối. Giặt sạch phơi khô quần áo, chăn màn.

  • Ghẻ bội nhiễm dùng milian hoặc castellani.
  • Nếu có chàm hóa, dùng hồ nước hoặc kem chứa corticoid bôi trong 1-2 tuần.
  • Ghẻ Na Uy: ngâm, tắm sau đó bôi mỡ salicylé để bong sừng rồi bôi thuốc diệt ghẻ.

– Toàn thân

+ Uống kháng histamin tổng hợp.

+ Ivermectin liều 200µg/kg cân nặng, liều duy nhất.

  • Chỉ định trong những trường hợp ghẻ kháng trị với các thuốc điều trị cổ điển, ghẻ Na Uy, ghẻ ở người nhiễm HIV.
  • Chống chỉ định cho trẻ dưới 5 tuổi, phụ nữ có thai.

    TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG

  • Bệnh chữa khỏi được bằng thuốc đặc hiệu
  • Có một số người tuy đã khỏi ghẻ nhưng do phản ứng với thuốc bôi hoặc có cơ địa dị ứng, thương tổn da tồn tại dai dẳng khó chữa, gây cho bệnh nhân tâm trạng lo âu về bệnh ghẻ.

    Biến chứng:

    1. Chàm hoá: người bệnh ngứa, gãi, chàm hoá xuất hiện các mụn nước tập trung thành đám song vẫn phát hiện thấy thương tổn đặc trưng của ghẻ, biến chứng này gặp ở những người có cơ địa dị ứng, đặc biệt là trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh không được điều trị kịp thời.
    2. Bội nhiễm: các mụn nước xen kẽ các mụn mủ, có thể phù nề, loét.
    3. Lichen hoá: ngứa nên người bệnh gãi nhiều gây dầy da, thâm
    4. Viêm cầu thận cấp: ở trẻ bị ghẻ bội nhiễm, không được điều trị hoặc điều trị không khỏi gây bệnh tái phát nhiều lần.

      PHÒNG BỆNH

  • Vệ sinh cá nhân hàng ngày sạch sẽ.
  • Điều trị bệnh sớm để không lây lan ra những người xung quanh hoặc tránh tiếp xúc và dùng chung các đồ dùng của người bị bệnh để tránh lây bệnh
  • copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com
  • Link bài viết tại : điều trị và phòng bệnh ghẻ