Tình hình nhiễm aflatoxin
Năm 1924 Shofield và cộng tác đã phát hiện một loại độc tố được sản xuất sinh từ nấm mốc gây dịch bệnh cho gia súc.
Cũng trong thời gian này Liên Xô tìm ra bệnh bạch cầu không tăng bạch cầu (Aleusemic) ở một số người ăn phải ngũ cốc bị mốc.
Đến năm 1960 nhân một vụ dịch làm chết hàng ngàn con gà tây con tại một quần đảo nước Anh phát hiện ra độc tố aflatoxin, một độc tố được tiết ra từ nấm aspergillus flavus, parasiticus và fumigatus.
Năm 1961 ở Anh, người ta đã tiến hành thực nghiệm trên chuột cống trắng, cho ăn thức ăn đã nhiễm mốc trong đó 20% là bột lạc thối, sau 6 tháng thấy xuất hiện ung thư gan.
Theo thống kê của một số tác giả thì ở những nước có đời sống cao như châu Âu, cùng với điều kiện khí hậu lạnh khô thì tỷ lệ ung thư gan do aflatoxin thấp hơn nhiều so với các nước có đời sống thấp và khí hậu nóng ẩm như châu Á.
Ở Việt Nam cho đến này còn ít những công trình công bố về vấn đề này.
Theo kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy độc tố nấm phổ biến trong các loại thức ăn là aflatoxin B1.
Biện pháp phòng nhiễm độc Aflatoxin
Aflatoxin là một độc tố khá bền vững với nhiệt. Vì vậy biện pháp đun sôi thông thường không có tác dụng đối với độc tố.
Để đề phòng ngộ độc, biện pháp áp dụng là vấn đề bảo quản tốt các loại lương thực thực phẩm, trong đó chủ yếu là thực phẩm thực vật.
– Với lương thực như gạo, ngô, mì:
Lạc mốc
Yêu cầu bảo quản là giữ khô, thoáng mát để không bị nhiễm mốc.
Với những thực phẩm thực vật khô như lạc, vừng, cà phê… là những thực phẩm dễ hút và dễ mốc.
Muốn bảo quản tốt cần được phơi khô, giữ nguyên vỏ, đựng trong các dụng cụ sạch kín nếu để lâu, thỉnh thoảng phải đem phơi khô lại.
Yêu cầu độ ẩm của hạt là dưới 15%.
– Với nước chấm như xì dầu, tương:
Nước mắm đảm bảo
Những thông báo kết quả đầu tiên ở nước ta cho thấy độ nhiễm aflatoxin trong nước chấm là đáng lo ngại.
Vì vậy, việc kiểm tra vệ sinh các xí nghiệp sản xuất nước chấm ở các cửa hàng mua bán là cần thiết và phải được tiến hành thường xuyên.
Đảm bảo các chỉ tiêu vệ sinh đã được qui định cho một mẫu nước chấm và một mẫu không khí, còn phải chú ý phát hiện sự có mặt của các chủng nấm sinh độc tố như: Aspergilus flavus, parasiticus và fumigatus.
copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com