Cây Ổi
Tên khoa học: Pridium guyava L. Myrtaceae
(họ sim)
Đặc điểm thực vật của cây
– Cây cao khoảng 4 – 5m, cành non có 4 cạnh
– Lá mọc đối, hình bầu dục
– Cây có Hoa trắng, mọc ở kẽ lá
– Quả hình cầu
Bộ phận dùng: chồi kèm 2-3 lá đã mở
Thành phần hóa học trong cây: Tanin, flavonoid…
Tác dụng sinh học
– Lỵ, đi lỏng
– Rửa vết loét, vết thương
Cây Măng Cụt
Tên khoa học: Garcinia mangostana L. Clusiaceae(họ bứa)
Đặc điểm thực vật của cây
– Cây to, vỏ chứa một chất gôm màu vàng
– Lá dai
– Hoa đơn tính hoặc lưỡng tính
– Quả mọng
Bộ phận dùng: Vỏ quả
Thành phần hóa học của cây: Tanin, nhựa, magostin
Tác dụng sinh học của cây: dùng chữa bệnh
– Lỵ
– Tiêu chảy
Có khả năng chữa lý và tiêu chảy do trong hai cây có chứa hoạt chất tanin có tác dụng nó có tác dụng bằng cách làm giảm bớt sự bài tiết dịch, nước từ cơ thể vào lòng ống tiêu hoá. nó kết tủa với protein ở niêm mạc ống tiêu hoá để làm thành một màng bao che niêm mạc. Tanin còn có tính sát trùng nhẹ, nó ức chế sự lên men do vi trùng ở đường tiêu hoá.Hiện nay để làm giảm bớt tính kích ứng niêm mạc đường tiêu hoá và kéo dài thời gian tác dụng của Tanin suốt dọc ống tiêu hoá, người ta thường biến Tanin sang các dạng: Tanin anbuminat và Tanin cazeinat. Các dạng này dùng để chữa ĩa chảy ở gia súc non và trẻ em rất tốt. Cẩm ỉa chảy bằng Tanin anbuminat và tanin cazeinat là rất tốt vì trong cơ thể Tanin được giải ra một cách từ từ nó không gây xót niêm mạc, đồng thời nó có thể phát huy tác dụng xuống đến tận ruột già.
Dùng Tanin để rữa vết thương nhất là các vết thương để lâu bị gỉ nước vàng. ở đây Tanin vừa có tác dụng sát trùng vừa có tác dụng cầm máu và giảm dịch thẫm xuất (nước vàng) chảy ra. Người ta có thể pha các dụng dịch Tanin 2 – 5% dùng súc miệng, thụt trực tràng, tử cung, bàng quang.
copy ghi nguồn : Daihocduochanoi.com
link bài viết tại : Dược liệu chứa tanin