Lịch sử ngoại khoa. Gây mê và khử trùng

0
731
Ngoại khoa

1. LỊCH SỬ NGOẠI KHOA

Ngoại khoa

Ngoại khoa có một bề dày lịch sử và sự phát triển như ngày nay là nhờ sự đóng góp to lớn của nhiều lĩnh vực.

ơ thời tiền cổ, thuật ngữ “ngoại khoa” không chỉ là các phương pháp điều trị bênh mà còn là các biên pháp để thực hiên các nghi lễ (cúng quỷ thần, lễ siêu thoát) .

Vào khoảng 4000 năm trước công nguyên, người cổ đại đã biết cách thắt và khâu buộc, cầm máu vết thương. Từ 3000 năm trước công nguyên, người Ai Cập đã biết sử dụng những loại chỉ được chế tạo từ ruột động vật để khâu vết thương và chữa gẫy xương, khoan sọ để giải thoát ” thần kinh” cho người bênh.

Vào thời kỳ La Mã cổ đại, Hippocrate (người Hi Lạp, sinh năm thứ 460 trước công nguyên) đã xuất bản hơn 70 cuốn sách y học về gẫy xương, sai khớp và những bênh cần điều trị ngoại khoa.

Trong thời kỳ của các nền văn minh cổ đại, Hippocrate đã biết dùng nước đun sôi để nguội và rượu để rửa các vết thương, cố định ổ gẫy để chữa gãy xương, nắn chỉnh để chữa sai khớp, áp nhiệt để đốt các búi trĩ và cầm máu bằng các dùi sắt nung đỏ, chích tháo mủ để điều trị các ổ áp xe…Trong cuốn sách ” Corpus Hippocratum”, Ông đã mô tả các đặc điểm của thoát vị, bệnh loét dạ dày.

Năm 1478, Aulus Cornelius Celsus – nhà bách khoa toàn thư người La Mã ở nửa đầu thế kỷ thứ nhất trước công nguyên đã mô tả tình trạng nhiễm trùng với 4 đặc điểm: ” sưng, nóng, đỏ, đau”, về một số phương pháp điều trị ngoại khoa.

Ở thời kỳ này, nhà danh y Hi Lạp Herophile ( sinh năm thứ 320 trước công nguyên ) đã tiến hành phẫu tích tử thi để nghiên cứu về giải phẫu người.

Erasistrate ( sinh năm thứ 310 trước công nguyên) đã đề xuất phương pháp chữa tắc ruột và thoát vị nghẹt bằng mổ bụng. Clauduis Galen ( sinh vào năm thứ 130 trước công nguyên ) đã biết luộc dụng cụ trước khi sử dụng cho phẫu thuật, sử dụng chỉ để thắt mạch máu, chữa các vết thương cơ, thần kinh, mạch máu, gẫy xương, sai khớp và chích bỏ máu , mổ lợn, khỉ, bò để nghiên cứu về giải phẫu.

A.C.Celsus ( nửa đầu của công nguyên ) đã biết cách thắt buộc mạch máu, chữa vết thương bụng, dùng bông và giấm để chữa vết thương.

Hoa Đà ( sinh năm 190 sau công nguyên) đã dùng bột gây tê để mổ vết thương, lấy mũi tên, mổ bụng, khoan sọ, thiến hoạn…

Mặc dù ngoại khoa được tách ra thành một chuyên ngành của Y học từ rất sớm ( khoảng 200 năm trước công nguyên ) nhưng không thể phát triển được

trong suốt thòi kỳ trung cổ do sự thống trị của đạo giáo và do Giải phẫu học – môn khoa học nền tảng của ngoại khoa vẫn chưa phát triển.

Sự phát minh ra thuốc súng và những cuộc chiến tranh triền miên giữa các nhà nưóc phong kiến cùng vói sự phát triển của chuyên ngành Giải phẫu đã tạo những điều kiên thuận lợi cho ngoại khoa phát triển.

Môn Giải phẫu học trong thời kỳ này cũng rất phát triển nhơ các công trình nghiên cứu của Leonard de Vinci (1452-1519), Andreas Vealius ( 1514­1584), Andreas Vesalius (1514-1564), Gabriel Fallope (1523-1562) và các nghiên cứu về Sinh lý học với các công trình về tuần hoàn máu của William Harvey (1587-1657),về tuần hoàn bạch huyết của Gaspard Aselli (1581- 1626),Fean Pecquet(1622-1674) về tế bào và mao mạch của Marcelo Malpighi (1628-1694)

Các thầy thuốc ngoại khoa lúc này đã tập hợp lại thành phường, hội để hành nghề. Trong những thế kỉ XIV,XV,XVI, nghề phẫu thuật vẫn chưa được xã hội công nhận chính thức. Phẫu thuật viên chỉ được coi như những người thợ cạo hành nghề chích bỏ máu, chích áp xe, nhổ răng, rạch mổ thoát vị ..

Từ năm 1540, nhò đạt được thoả thuận về phạm vi hành nghề mà các phẫu thuật viên không phải làm nghề cắt tóc và những ngưòi thợ cắt tóc cũng chỉ được phép chữa răng. Phải đến những thập kỷ đầu của thế kỷ XVIII, chuyên ngành ngoại khoa mói chính thức được xã hội công nhận.

Vào năm 1800, George III đã công nhận trưòng Đại học Ngoại khoa Hoàng Gia ở Luân Đôn.

ơ nưóc Pháp, ngày 12 tháng 12 năm 1731, vua Lui thứ 15 đã phê chuẩn thành lập Hội ngoại khoa. Ngày 2 tháng 7 năm 1748, Viên Hàn lâm phẫu thuật của nhà vua Pháp được thành lập. Chương trình đào tạo về ngoại khoa được Pierre Joseph Desault ( 1744-1795) xây dựng.

Vào những thập kỷ sau của thế kỷ XIX, đã có những bưóc tiến và sự phát triển đáng kể, làm tiền đề cho sự phát triển vượt bậc của ngoại khoa trong thế kỷ XX.

Năm 1858, nhũ giải phẫu bênh Rudolf Virchow đã đưa ra lý thuyết về bệnh lý tế bũo. Vũo giữa thế kỷ XVIII , Morgagni tin rằng: mọi bệnh đều phát triển ở các cơ quan của cơ the. Vũo đầu thế kỷ XIX, phẫu thuật viên người Pháp Xavier Bichat đã khẳng định: các cơ quan của cơ thể đều được cấu tạo bởi các mô, giói hạn cuối cùng của các quá trình bênh lý khu trú ở các tế bào.

ơ nưóc ta, từ thế kỷ XIV đến thế kỷ thứ XVIII, vào các thòi đại nhà Lý, Trần, Lê đã có những bài thuốc Y học cổ truyền chữa gẫy xương, viêm tấy phần mềm. Tuê Tĩnh, vị danh y ở thế kỷ thứ XIV đã dùng cao dán để điều trị các vết thương do dao chém, các bài thuốc để chữa bỏng, để trị dòi, bọ tại vết thương, vết bỏng. Hải Thượng Lãn Ông (1720-1791) đã có những bài thuốc uống, thuốc rửa, thuốc dùng tại chỗ để điều trị các thương tích do bị đánh, bị thương ( các vết đứt, vết chém), các vết bỏng.

2. GÂY MÊ VÀ KHỬ TRÙNG

Khử trùng

Trước khi có các phát minh về tiệt trùng, khử khuẩn, thì tỉ lệ các vết thương bị nhiễm khuẩn và tình trạng tử vong do nhiễm khuẩn rất cao gây ảnh hưởng lớn đến kết quả phẫu thuật trong nhiều thế kỷ.
+ Vào năm 1840, bác sỹ sản khoa người Hungari Ignaz Semmelweis và Oliver Wendell đã tiến hành khử trùng buồng đỡ và môi trường xung quanh bằng vôi và khử trùng tay người đỡ đẻ bằng dung dịch clo.
+ Việc ứng dụng phương pháp gây mê trong phẫu thuật vào năm 1840 được coi là phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử của y học.
Vào năm 1842, bác sĩ Crawford W. Long (ngưòi Georgia) đã sử dụng phương pháp gây mê ête để cắt bỏ những khối u nhỏ trên da. Năm 1947, J.Y. Simpson ( ngưòi Anh) đã sử dụng cloroform để gây mê và dùng cocain để gây tê từ năm 1884. Năm 1844, H. Wells đã nghiên cứu sử dụng protoxydazot để gây mê. Năm 1898, Augurt Bier đã đề xuất phương pháp gây tê tủy sống. Năm 1904, Eichnom sử dụng novocain để gây tê tại chỗ.
Việc Jame Young Simpson công bố phương pháp gây mê trong phẫu thuật đã mở ra một kỷ nguyên mới cho sự phát triển của ngoại khoa.
+ Mặc dù kính lúp và kính hiển vi đã được Leuenhook (1632-1723) phát minh từ những thế kỷ trước, nhưng mãi tới thế kỷ XIX mới có những phát hiện về vi sinh vật. Năm 1864, nhà khoa học ngưòi pháp, Louis Pasteur đã phát triển lý thuyết mầm bệnh và đề xuất phương pháp dùng nhiệt để tiệt khuẩn.
+ Joseph Listera (sinh năm 1827 ở Essex) là ngưòi đã có công phát triển và ứng dụng các nguyên lý khử trùng trong thực hành ngoại khoa. Quy trình khử trùng bằng cách nhúng dụng cụ phẫu thuật vào dung dịch axít carboxylic và xịt hơi nước để khử trùng môi trưòng trong phòng mổ đã được Lister công bố vào năm 1867.
Năm 1882, Robert Kock đã phân lập được trực khuẩn lao.
Từ năm 1881, phương pháp khử khuẩn bằng các nồi hơi với áp suất cao đã được áp dụng khá rộng rãi. William Halsted đã đề xuất sử dụng găng tay cao su dùng trong phẫu thuật từ năm 1890.
Năm 1994, Jgnaz Phillip Smelwis (người Hunggary) đã đề xuất: cần rửa sạch bàn và ngón tay bằng dung dịch clorua vôi trước khi phẫu thuật và giặt sạch các đồ vải, dụng cụ được sử dụng trong phẫu thuật.

Coppy ghi nguồn : daihocduochanoi.com