Sự khác biệt về tác dụng của thuốc đối với một số cơ quan trong cơ thể của trẻ em so với người lớn.
-
Contents
Hệ Thần kinh trung ương
Hệ Thần kinh trung ương hoàn thiện chậm và phải đến 8 tuổi mới đạt mức bằng người lớn. Tính thấm của hàng rào máu não cũng cao hơn người lớn. Vì vậy trẻ em lứa tuổi này nhạy cảm đối với 1 số thuốc ức chế TKTW như morphin, phenobarbital…
-
Hệ tim mạch:
- Hệ tim mạch hoàn thiện sớm hơn hệ thần kinh và chỉ 1 thời gian ngắn sau khi ra đời, hoạt động của tim đã ngang bằng người lớn. Dễ bị “quá tải” dễ trụy tim mạch, hạ huyết áp
VD: khi dùng thuốc lợi niệu, hạ huyết áp, truyền dịch
-
Hệ thống điều hòa thân nhiệt:
- Khả năng điều hòa thân nhiệt chưa hoàn chỉnh cho đến 1 tuổi. Nhiều thuốc hạ sốt có thể gây biến đổi thân nhiệt 1 cách đột ngột, gây tut nhiêt độ quá mức hoặc ngc lại gây sốt.
- Dị ứng da: Da trẻ em bên cạnh chức năng điều hòa nhiệt độ chưa hoàn chỉnh còn có bề mặt rộng và tính thấm cao nên rất nhạy cảm với thuốc. Thuốc có thể gây dị ứng , gây độc khi bôi lên da. Phản ứng dị ứng là phổ biến nhất thường ở dạng mề đạy hoặc hồng ban.
sử dụng thuốc cho trẻ em là một lĩnh vực khó khăn, đòi hỏi ko chỉ tính chính xác mà cả kiên trì tỷ mỉ. Việc lạm dụng hoặc sd thuốc ko đúng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng với các di chứng có thể theo suốt đời của trẻ.
Vì vậy cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
1- chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết
2-lựa chọn thuốc và liều lượng phải căn cứ vào những biến đổi d đh và khác biệt về đáp ứng với thuốc ở từng gd phát triển của trẻ em.
3-phác đồ điều trị phải thiết lập hợp lý để tăng khả năng tuân thủ điều trị:
– đơn giản(về số lần đưa thuốc trong ngày, về cách dùng, đường đưa thuốc…)
– thời điểm đưa thuốc phù hợp( nên tránh giờ ngủ, giờ đi học)
Copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com
Link bài viết tại : Lưu ý khi sử dụng thuốc ở trẻ em