Contents
1. Định nghĩa:
Gãy xương là tình trạng tổn thương làm mất tính liên tục của xương do nguyên
nhân chấn thương hoặc bệnh lý. Mất tính liên tục hoàn toàn gọi là gãy xương hoàn toàn
, mất tính liên tục không hoàn toàn gọi là gãy xương không hoàn toàn.
Gãy xương là một cấp cứu ngoại khoa chiếm khoảng 50% so với các tai nạn xảy
ra và hiện nay có xu hướng ngày một gia tăng. Nếu không được chẩn đoán kịp thời, cấp
cứu ban đầu và điều trị đúng thì sẽ gây ảnh hưởng không ít tới chức năng của cơ thể
thậm chí có thể tử vong.
Gẫy xương thường gặp ở lứa tuổi 20-40, ở nam nhiều hơn nữ.
Một số thể gẫy xương thường gặp theo lứa tuổi. ở trẻ em màng xương dày nên hay
gặp gẫy cành tươi. ở người già xương bị loãng nên gẫy xương chỉ do chấn thương nhẹ
hay gặp gẫy đầu dưới xương quay, gẫy cổ xương đùi, gẫy thân xương đùi…
Gẫy xương có thể làm tổn thương các thành phần xung quanh ổ xương gẫy như:
Cân, cơ, mạch máu, thần kinh và da. Vì vậy trong chẩn đoán và điều trị phải chú ý tới
các thành phần quanh xương để ngân ngừa các biến chứng cấp tính có thể xảy ra và
phục hồi giải phẫu của xương bị gẫy, phục hồi chức năng vận động của chi thể.
2. Nguyên nhân
2.1. Do chấn thương trực tiếp:
Là gẫy xương mà ổ xương gẫy ở ngay chỗ lực gây chấn thương tác động vào.
Ví dụ: Bánh xe lăn qua chi, vật nặng trực tiếp đè vào chi, mảnh hoả khí văng trực
tiếp vào chi … Cơ chế trực tiếp gây gẫy xương thường gây ra gẫy hở và tổn thương
nặng nề tới tổ chức xung quanh như da, cân, cơ, mạch máu, thần kinh… dễ có nguy cơ
sốc, chảy máu và nhiễm khuẩn.
2.2. Do chấn thương gián tiếp:
Là gẫy xương mà ổ gẫy xương xa nơi lực gây ra gẫy xương và xương thường bị
gẫy ở nơi có điểm yếu, cơ chế này thường gặp trên lâm sàng và thường gây ra gẫy
xương kín. Cơ chế gây gẫy xương gián tiếp là:
– Gẫy xương do gấp xương: Là do lực 2 đầu xương tiến lại gần nhau tới phần
điểm yếu của xương do quá sức đàn hồi nên xương bị gẫy.
– Gẫy xương do xoắn xương: Là cơ chế gây gẫy xương thường gặp ở những
xương dài ở chi do bị xoắn vặn, lực gây chấn thương di chuyển theo hình xoắn ốc.
– Gẫy xương do ép xương: Lực gây gẫy xương tác động theo chiều dọc của xương
làm cho xương bị ép, bị lún. Loại này thường gặp ở những xương xốp, ngắn và ở các
đầu xương. Ví dụ: Lún thân đốt sống, vỡ lún mâm chầy…
– Gẫy xương do co cơ: Khi cơ co mạnh đột ngột sau một động tác nào đó, cơ
không bị đứt nhưng bị gẫy bong xương ở chỗ cơ gắn bám vào xương. Ví dụ: Bong
lồi củ trước xương chầy do cơ tứ đầu đùi co mạnh đột ngột, bong chỗ bám của gân
asin khi cơ tam đầu cẳng chân co mạnh đột ngột…
2.3. Gẫy xương do các nguyên nhân bệnh lý về xương:
Viêm xương, lao xương, u xương, loãng xương…
2.4. Gẫy xương do các nguyên nhân bẩm sinh về xương:
Bệnh giòn xương…
Các yếu tố nguy cơ là:
– Gặp ở tất cả các lứa tuổi.
– Người dân không nắm vững luật an toàn giao thông, điều khiển các phương tiện
giao thông không đúng luật…
– Không có các phương tiện bảo hộ lao động
– Lứa tuổi thanh niên đặc biệt là nam giới có lối sống hành vi không lành mạnh,
hay sử dụng baọ lực để giải quyết mâu thuẫn như dùng dao, kiếm đâm chém nhau…
– Loãng xương ở người cao tuổi đặc biệt phụ nữ trên 50 tuổi
– Chưa tổ chức ở tất cả các nơi cho đối tượng lứa tuổi học đường vui chơi hợp lý,
khoa học, an toàn
– Một số bệnh lý phải điều trị bằng Corticoit kéo dài làm giảm sự vững chắc của
xương.
Coppy ghi nguồn : daihocduochanoi.com