Nghiên cứu vi thể bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.

0
540
viêm nội tâm mạc

 Tổn thương ở tim:

1. Nội tâm mạc:

– Loét: Lóet là kết quả của hoại tử mất nội mô, lắng đọng tơ huyết, tiểu cầu. Lần lượt từ trên xuống dưới ( hoặc từ nông đến sâu) người ta có thể thấy nhiều lớp mô và thường được bố trí như sau:

viêm nội tâm mạc

+ Một lớp mỏng tơ huyết lẫn với một số hồng cầu, mô hoại tử và albumin vô đinh hình.

+ Bên dưới mạng lưới tơ huyết, nếu nhuộm gram có thể thấy các vi khuẩn gram dương hợp thành đám nhỏ hay chuỗi ngắn mà người ta có thể chẩn đoán là tụ cầu hoặc liên cầu.

+ Dưới lớp vi khuẩn là một phản ưng mô yếu ớt, bao gồm những tế bào liên kết non dạng tế bào trung diệp thai. Đây là thành phần chủ yếu cấu tạo nên thịt sùi. Huyết quản tân tạo gần như không có. Rất ít bạch cầu đa nhân cũng như lymphô bào

+ lớp sâu, xuất hiện nhiều tế bào sợi, thoái hoá kính và có thể thấy huyết quản tân tạo, các tế bào viêm. Thành phần các tế bào nhiều hơn trong những bệnh thứ phát.

– Sùi: Sùi là kết quả của sự tăng sinh các thành phần liên kết, nhất là các tế bào liên kết non, dạng bào thai. Tế bào to, sáng, bào tương rộng, hơi kiềm, chứa nhiều nước phù. Sùi thường kèm theo loét, khi đó ranh giới giữa chúng tương đối rõ. Loét căn bản là một mô hoại tử chứa vi khuẩn, ngược lại, sùi là phản ứng mô giàu tế bào, không chứa vi khuẩn. Ngoài các tế bào liên kết tăng sinh còn thấy các tế bào viêm như bạch cầu đa nhân, lymphô, đại thực bào…, giống như một mô hạt nhưng rất ngèo huyết quản tân tạo. Ranh giới giữa Sùi và mô van khó phân biệt vì cùng là một mô liên kết nhưng khi lan vào chân van, nội tâm mạc của thành tim, nhất là thành nhĩ trái thì ranh giới đó khá rõ, với những huyết quản tân tạo, khá nhiều tế bào như một phản ứng viêm thông thường.

2. Cơ tim và ngoại tâm mạc:

Trong viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, cơ tim thường có những tổn thương viêm cấp, thường biểu hiện rõ nhất ở vị trí chân van, gần những chỗ loét, sùi của nội tâm mạc và là một trong những nguyên nhân gây tử vong do suy tim xung huyết.

Tổn thương bao gồm: tế bào cơ tim nở to, mất hoặc không rõ vân, thoái hóa thũng đục, mô kẽ phù nề, các huyết quản xung huyết giãn rộng, rải rác các tế bào viêm xuất ngoại, chủ yếu là các bạch cầu đa nhân trung tính. Trong một số ít các trường hợp có thể thấy các ổ áp xe nhỏ, nhất là khi tác nhân gây bệnh là tụ cầu khuẩn.

Ngoại tâm mạc không có tổn thương gì đặc biệt ngoài những tổn thương xung huyết toàn diện mà người ta thường gặp trong mọi nhiễm khuẩn huyết cấp.

 Tổn thương ngoài tim:

Bao gồm các tổn thương đa dạng và không đặc hiệu:

– Biểu hiện của một nhiễm khuẩn huyết cấp bao gồm xung huyết, chảy máu rải rác ở nhiều phủ tạng, đặc biệt là phổi, gan, lách, thận, màng não…

– Các ổ di bệnh(áp xe di căn) thường gặp ở lách, gan, thận, phổi, não nhất là khi tác nhân gây bệnh là tụ cầu khuẩn.

– Nhồi máu do các mảnh huyết khổi ở van tim dễ bị bong ra, theo dòng máu gây tắc mạch. Nhồi máu hay gặp ở lách và thận.

– Chảy máu khư trú có thể gặp ở nhiều phủ tạng, có thể kèm theo các áp xe nhỏ hoặc không.

– Tổn thương viêm huyết quản gây nên hiện tượng tăng sinh xơ làm thành của chúng dầy nên, xâm nhập tế bào viêm quanh các huyết quản…Hiện tượng này đôi khi gặp ở dưới da, tương ứng với đại thể là các cục Osler.

Viêm cầu thận cấp do tắc mao mạch cầu thận, sinh ra các ổ hoại tử, chảy máu rải rác.

Copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

Link bài viết tại : Nghiên cứu vi thể bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.