Ngộ độc thực phẩm do hóa chất

0
1130
hóa chất
Ngộ độc thực phẩm do hóa chất

1. Đường lây nhiễm hoá chất vào thực phẩm

  • Con đường phổ biến nhất là hóa chất bảo vệ thực vật còn tồn dư trên thực phẩm (nhiều nhất là trên rau quả) do sử dụng không đúng kỹ thuật, không đảm bảo thời gian cách ly, đặc biệt là dùng hoá chất cấm có thời gian phân huỷ dài, độc tính cao.
  • Các kim loại nặng có trong đất, nước ngấm vào cây, quả, rau củ hoặc các loại thuỷ sản, để lại tồn dư trong thực phẩm, gây ngộ độc cho người ăn.
  • Do thôi nhiễm từ dụng cụ chế biến chứa đựng, bảo quản hoặc dùng các chất tẩy rửa gây ô nhiễm vào thực phẩm.
  • Do sử dụng phụ gia thực phẩm không đúng quy định: Các chất bảo quản, ngọt nhân tạo, các chất làm rắn chắc, phẩm màu.
  • Do sử dụng thức ăn chăn nuôi (thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản) gây tồn dư hoá chất, kháng sinh, hormone trong thịt, thuỷ sản, sữa.
  • Do đầu độc bằng hoá chất

2. Các hoá chất hay gây ngộ độc thực phẩm

Hoá chất bảo vệ thực vật

Ngộ độc hóa chất bảo vệ thực vật
  • Nhóm lân hữu cơ: Dễ bị phân giải, không tích luỹ trong cơ thể nhưng rất độc.
  • Nhóm clor hữu cơ: Có tính ổn định về mặt hoá học nên phân giải chậm, tồn lưu lâu, tích luỹ trong cơ thể.
  • Thuốc trừ cỏ dại

Những chất hoá học cho thêm vào thực phẩm theo ý muốn

  •  Các chất để bảo quản
  •  Chất sát trùng
  •  Chất kháng sinh
  •  Chất tạo màu
  •  Các chất phụ gia khác.

Các kim loại nặng:

  • Chì, thuỷ ngân, asen, cadimi, antimony….

3. Các thực phẩm hay nhiễm hoá chất gây ngộ độc

  • Rau quả: Hay nhiễm HCBVTV
  • Các thuỷ sản: Hay nhiễm kim loại nặng
  • Bánh kẹo (bánh đúc, suxê) hay gây ngộ độc các chất phụ gia thực phẩm do dùng quá liều hoặc các chất phụ gia độc, đã bị cấm.
  • Thực phẩm chế biến (giò, chả, nước giải khát.) hay gây ngộ độc do sử dụng các chất phụ gia độc (hàn the, phẩm màu, chất tạo ngọt, chất bảo quản.)
  • Thịt gia súc, gia cầm: Dễ còn tồn dư quá mức các kháng sinh, hormone hoặc hoá chất bảo quản.

4. Đặc điểm ngộ độc thực phẩm do hoá chất

  • Thời gian nung bệnh ngắn (vài phút đến vài giờ).
  • Với ngộ độc cấp tính, thường là ngắn hơn so với ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật.
  • Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là hội chứng về thần kinh chiếm ưu thế.
  • Các ngộ độc cấp tính thường tăng lên về mùa rau quả.
  • Các ngộ độc mạn tính liên quan đến tập quán ăn uống, thói quen ăn uống 1 loại thực phẩm bị nhiễm hoá chất nào đó (ngộ độc thuỷ ngân do ăn cá bị nhiễm thuỷ ngân, ngộ độc hàn the do ăn giò, chả, bánh đúc, bánh tẻ có sử dụng hàn the.)
  • Có thể xác định hoá chất trong các mẫu thực phẩm, chất nôn và các thay đổi sinh hoá, men trong cơ thể.

copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

Link bài viết tại : Ngộ độc thực phẩm do hóa chất