Contents
1 Chỉ định và mục đích điều trị
-Khi mức lọc cầu thận < 15 ml/phút
-Mục đích chính là làm chậm hoặc ngăn chặn tiến triển của tình trạng suy thận cũng như hạn chế các biến chứng có thể xảy ra.
Để đạt được mục đích đó cần kết hợp các phương pháp điều trị và thái độ điều trị của bệnh nhân
2 Chế độ ăn
Chế độ ăn ở bệnh nhân suy thận mạn cần hết sức chú ý.Mục đích của việc điều chỉnh chế độ ăn ở bệnh nhân suy thận mạn là hạn chế tăng ure máu và làm chậm bước tiến triển của quá trình suy thận mạn.Chế độ ăn này thường được gọi là chế độ ăn giảm protein.Chế độ ăn này được chế biến tùy theo từng bệnh nhân và từng giai đoạn của bệnh và dựa trên nguyên tắc:
-Giảm protein: dùng các loại protein có giá trị sinh học cao, nghĩa là vẫn đảm bảo cung cấp đủ các protein thiết yếu của cơ thể và hệ số hấp thu cao.
-Giàu năng lượng: Cung cấp đủ năng lượng theo nhu cầu của bệnh nhận, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và hạn chế quá trình giáng hóa protein trong cơ thể.
-Cung cấp đủ vitamin, các yếu tố vi lượng, yếu tố chống thiếu máu.
-Phải đảm bảo cân bằng nước, điện giải, ít toan, ít phosphat.
Chế độ ăn ít đạm sẽ giúp giảm gánh nặng cho quá trình đào thải acid uric, ure, creatinin, và các nito phi protein khác cho thận và giảm quá trình xơ hóa cầu thận, do đó sẽ hạn chế được tiến triển của bệnh suy thận mạn tính cũng như các biến chứng do bệnh này gây ra như hội chứng ure huyết cao.
*Protein:
Nếu theo phân loại suy thận mạn của Nguyễn Văn Xang thì nhu cầu về protein như sau:
-Suy thận mạn giai đoạn I : 0,8g/kg/ ngày
-Suy thận mạn giai đoạn II: 0,6 g/kg/ ngày
-Suy thận mạn giai đoạn IIIa: 0,5 g/kg/ ngày
-Suy thận mạn giai đoạn IIIb và IV : 0,4 g/kg/ ngày.
Tuy nhiên theo quan niệm hiện nay của nhiều nhà thận học cho rằng không nên giảm protein quá nhiều, nên duy trì ở lượng 0,6-0,8 g/kg/ngày tránh tình trạng suy dinh dưỡng-là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng điều trị và thời gian sống của bệnh nhân khi được lọc máu.
-Khi bệnh nhân đã được tiến hành lọc máu ngoài cơ thể như chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng và các phương pháp khác thì chế độ ăn sẽ không áp dụng khi chưa lọc máu nữa.
*Giảm năng lượng
-Phải đạt 35-40 kcal/kg/ngày.
-Bổ sung các acid amin cần thiết cho cơ thể
-Thức ăn cung cấp năng lượng (calo ) nên sử dụng như sau: tăng chất bột ít protein, chủ yếu là các loại khoai như khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn, bột sắn, miến dong.
-Chất béo ( dầu, mỡ, bơ) chiếm 15-25% năng lượng khẩu phần ăn.
*Cung cấp đủ vitamin và các yếu tố chống đông máu
-Vitamin B12, B6, acid folic, sắt là các phức hợp chống thiếu máu cần bổ sung cho cơ thể.
–Rau nên dùng các loại ít đạm, ít chua, ít kali như dưa chuột bầu bí, su hào, không nên ăn quá nhiều rau dền, na, đu đủ, chuối chín, mít chín
-Đảm bảo cân bằng nước điện giải, ít toan, đủ calci, ít phosphat.
-Ăn nhạt tuyệt đối khi có phù, tăng huyết áp, suy tim.Nếu suy thận mức độ nhẹ có thể hạn chế muối tương đối, duy trì ở mức 2-4g mỗi ngày.Giảm các loại thức ăn giàu phosphat như gan, thận, trứng.Tăng thức ăn giàu calci như ca sụn, tôm.
-Nước uống vừa đủ, trong trường hợp có phù to nên hạn chế lượng nước đưa vào cơ thể, nếu mất nước thì nên bù nước.
Nguồn ghi copy: daihocduochanoi.com
link tại:Những điều cần biết về chế độ ăn của những bệnh nhân suy thận mạn