Contents
Sự viêm đối với cơ thể
-
Viêm là một phản ứng toàn thân
Trong quá trình viêm tuỳ biểu hiện cục bộ là chủ yếu song tính chất, tình trạng diễn biến và kết thúc của viêm chịu ảnh hưởng sâu sắc của toàn thân, đồng thời phản ứng viêm cũng gây nhiều rối loạn trong toàn bộ cơ thể.
1. ảnh hưởng của toàn thân đối với viêm
Trên cơ thể khoẻ mạnh diễn biến của viêm thường khả quan hơn, diễn biến mạnh và nghiêm trọng thường thấy ở cơ thể đã bị mẫn cảm gây các thể bệnh nặng, và phản ứng yếu ớt và diễn biến nguy hiểm gặp trên cơ thể suy nhược, đói ăn, người già sức đề kháng bị suy sụp.
-. Ở động vật mất não, phản ứng viêm yếu và kéo dài
-Nội tiết tố sinh dục như estrogen ức chế rõ hoậ tính men hyaluronidaza. Cắt bỏ tuyến tuỵ hoạt tính thực bào của bạch cầu giảm.
– Hệ võng mạc nội mô là nơi sinh sản ra kháng thể và các loại thực bào, có chức năng giải độc nên khi chức năng này bị suy yếu cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới phản ứng viêm.
2. ảnh hưởng của viêm tới toàn bộ cơ thể
– rối loạn thần kinh xuất hiện sớm nhất, rồi tới rối loạn tiêu hoá, tiết niệu, điều hoà thân nhiệt và quan trọng nhất là những thay đổi của máu. Các rối loạn này phát sinh do tác dụng của các vi khuẩn, độc tố, các sản phẩm của rối loạn chuyển hoá và tổn thương tổ chức từ ổ viêm vào máu gây ra.
– Viêm còn thông qua cơ chế phản xạ ảnh hưởng tới các bộ phận khác và khi viêm nặng và kéo dài cơ thể suy yếu dần do thiếu dinh dưỡng, sức đề kháng giảm sút có thể phát sinh những tổn thương thực thể ở những ơ quan xa (tim, gan, thận…)
VIÊM LÀ MỘT PHẢN ỨNG THÍCH ỨNG BẢO VỆ CƠ THỂ.
ta thấy có 2 loại hiện tượng:
– Hiện tượng phá hoại do các yếu tố gây viêm xâm nhập cơ thể .
– Hiện tượng thích ứng phòng ngự đồng thời xuất hiện dưới nhiều biểu hiện: tăng tiết dịch dỉ, phù viêm có khả năng liên kết, cố định các độc tố vi khuẩn trong ổ viêm không cho hấp thu và lan rộng trong cơ thể. Chức phận thực bào và tăng sinh các tổ chức liên kết nhằm tiêu diệt nguyên nhân gây viêm, khôi phục lại các chức năng sinh lý, hàn gắn tổn thương tổ chức.
Cơ chế hình thành dịch viêm, thành phần, tính chất của dịch viêm
Cơ chế hình thành dịch rỉ viêm:
- Tính thấm của mao mạch tăng
- Tăng cường áp lực thủy tĩnh của máu trong các mao mạch, tiểu tĩnh mạch của tổ chức viêm
- Tăng áp lực keo và áp lực thẩm thấu trong tổ chức viêm.
Thành phần của dịch rỉ viêm:
Gồm 2 thành phần chủ yếu:
- Các thành phần bình thường: từ máu thoát ra như nước, muối, protein huyết tương, các thành phần hữu hình của máu tích tụ tại ổ viêm (Hồng cầu, tiểu cầu, nhất là bạch cầu).
- Thành phần thứ 2:
+ Các hóa chất trung gian: histamine, serotonin, acetylcholin
+ Các kinin huyết tương -> giãn mạch, gây đau
+ Các chất tiết từ dịch viêm có hoạt tính sinh lý như leukotaxin làm tăng thấm mạch và hóa ứng động bạch cầu; leukotriene, sản phẩm chuyển hóa của acid arachidonic; các cytokine IL 1,6 và 8; chất gây sốt…
+ Các acid nhân: làm tăng thấm mạch, gây hóa ứng động bạch cầu, kích thích xuyên mạch của bạch cầu, kích thích sản xuất bạch cầu, tái tạo mô, tăng sinh kháng thể.
+ Các enzyme: do hủy hoại TB nên tại ổ viêm có nhiều enzyme thuộc nhóm hydrolase, ngoài ra còn có hyaluronidase có tác dụng hủy acid hyaluronic là thành phần cơ bản của thành mạch làm tăng thầm mạch.
Tính chất của dịch rỉ viêm:
Dịch rỉ viêm có tính chất bảo vệ nhưng nếu lượng quá nhiều -> chèn ép mô xung quanh -> đau nhức hoặc hạn chế vận động của các cơ quan ( vd như khi có tràn dịch màng tim, TDMP)