Tổn thương ở mức độ phân tử.
– Làm giảm hàm lượng chất hữu cơ nào đó sau chiếu xạ
– Làm giảm, hoặc mất hẳn hoạt tính sinh học của phân tử hữu cơ
– Làm tăng hàm lượng hoặc xuất hiện thêm những chất lạ có hại, độc cho các tổ sinh học (H2O2(Peroxyd), Histamin, …).
- Tổn thương phân tử AND:
Có thể có 3 loại tổn thương sau:
+Tổn thương ba zơ và gốc đường
+ Gẫy các mạch nối đơn trong cấu trúc DNA
+ Phá hủy cấu trúc không gian.
Tổn thương DNA ảnh hưởng đến thuộc tính di truyền mà các phân tử ADN đảm nhiệm trong việc sản xuất các hợp chất sinh học cần thiết và đảm bảo việc chuyển các thuộc tính di truyền khi phân bào.
Tổn thương ở mức độ tế bào – Độ nhạy cảm phóng xạ
- Cơ thể người có từ 75 đến 100 triệu triệu tế bào với nhiều hình dạng kích thước khác nhau. Mỗi tế bào có màng, bào tương, các bào quan và nhân. Chức năng chủ yếu của tế bào là:
– Tạo ra hàng rào bảo vệ, tạo hình, ổn định cấu trúc cả trong và ngoài
– Thông tin: Tiếp nhận, xử lý và truyền tin.
– Tiếp nhận, tiêu hóa chất, tổng hợp chất mới, sinh năng lượng, sinh công
– Dự trữ chất và năng lượng
– Sinh sản để thay cũ đổi mới, phát triển cơ thể, hồi phục cơ thể, duy trì nòi giống
– Sinh điện sinh học: Điện não, điện tim, điện thần kinh, điện dạ dày… - Tổn thương chức năng:
- Giảm hoặc mất khả năng sinh sản của các protein đặc hiệu phục vụ cho hoạt động của tế bào, dẫn đến các chức năng chuyên biệt của tế bào bị tổn thương.
- Chức năng sinh sản của tế bào bị ảnh hưởng. Có 2 biểu hiện của tổn thương chức năng: sự phân bào chậm trễ hoặc tế bào chết
- Tổn thương cấu trúc
- Tổn thương màng tế bào: Xảy ra rất sớm và tinh vi sau chiếu xạ. Trước hết sự hư hại màng làm cho quá trình trao đổi chất và năng lượng của tế bào qua màng bị rối loạn, tính thấm chọn lọc và giá trị các gradien tồn tại ở hai phía của màng bị thay đổi. Với liều lớn có thể gây thủng, rách màng dẫn đến sự tiêu huỷ tế bào.
- Tổn thương bào tương:
- Quan sát dưới kính hiển vi thấy bào tương bị quánh lại như khi bị đun nóng.
Liều lớn hơn sẽ phá huỷ các tiểu thể trong bào tương.
- Tổn thương nhân:
Nhân tế bào nhạy cảm nhất với tia phóng xạ, nên rất dễ bị tổn thương. Dưới kinh hiển vi thấy nhân bị trương lên, nứt nẻ, biến dạng.
Với liều lớn hơn nhân có thể bị tách ra thành nhiều mảnh, các mảnh đó nằm rải rác trong bào tương rồi bị tiêu hủy
- Tổn thương phóng xạ lên tế bào có thể làm :
- -Tế bào chết do tổn thương nặng ở nhân và nguyên sinh chất.
-Tế bào không chết nhưng không phân chia được.
-Tế bào không phân chia được nhưng một số nhiễm sắc thể vẫn tăng gấp đôi để trở thành nhiễm sắc thể khổng lồ.
-Tế bào vẫn phân chia thành hai tế bào mới nhưng có sự rối loạn ở cơ chế di truyền.
- Tất cả các tổn thương cấu trúc vừa nêu trên có thể dẫn đến sự hủy diệt tế bào. Cái chết của tế bào có thể không xẩy ra ngay tức khắc mà có thể xẩy ra ở các thễ hệ sau khi phân chia sinh sản. Như vậy tổng số tế bào sau chiếu xạ sẽ giảm so với lúc đầu
copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com
Link bài viết tại : Tác dụng sinh học của bức xạ ion hóa