THUỐC CHỐNG TRẦM CẢM. THUỐC ỨC CHẾ CHỌN LỌC THU HỒI SEROTONIN

0
1413
Thuốc chống trầm cảm

Khái niệm về trầm cảm và thuốc chống trầm cảm

Thuốc chống trầm cảm
  • Trầm cảm là một trạng thái tâm thần bệnh lý, biểu hiện quá trình ức chế toàn bộ hoạt động tâm thần. Ba rối loạn cơ bản của trầm cảm là giảm khí sắc, giảm hoạt động và giảm hứng thú. Các triệu chứng trầm cảm gồm: mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, giảm tập trung chú ý, giảm tự tin, buồn chán, thất vọng, ý tưởng tội lỗi, bi quan về tương lai, có ý tưởng hay hành vi tự sát…
  • Thuốc chống trầm cảm làm mất các tình trạng u sầu, buồn chán, thất vọng… lập lại cân bằng về tâm thần.
  • Cơ chế tác dụng- phân loại thuốc chống trầm cảm

Dựa theo cơ chế tác dụng, chia thuốc chống trầm cảm thành 4 nhóm (bang 3.9). Bảng 3.9. Phân loại thuốc chống trầm cảm theo cơ chế tác dụng

Nhóm thuốc Cơ chế tác dụng Các thuốc
ức chế monoamin oxydase (IMAO) IMAO không chọn lọc Phenelzin, isocarboxazid, tranylcypromin
IMAO chọn lọc Moclobemid, toloxaton
Chống trầm cảm ba vòng ức chế thu hồi noradrenalin Amitriptylin, imipramin,
serotonin nortriptylin, trimipramin, desipramin…
Ức chế chọn lọc thu hồi serotonin ức chế chọn lọc thu hồi serotonin Fluoxetin, fluvoxamin, paroxetin và sertralin.
Các thuốc khác Tác dụng theo các cơ chế khác nhau Amoxapin, maprotilin, nonifensin, trazodon, mianserin, ifrindol, bupropion, nefazodon…

 

THUỐC ỨC CHẾ CHỌN LỌC THU HỒI SEROTONIN

Thuốc ức chế chọn lọc thu hồi serotonin là nhóm thuốc mới, có cơ chế tác dụng là ức chế chọn lọc sự thu hồi serotonin, không ảnh hưởng tới các receptor khác. Vì vậy, thuốc ít gây tác dụng không mong muốn trên tim mạch và ít gây kháng cholinergic.

  • Fluoxetin

Dược động học

Fluoxetin hấp thu được qua đường tiêu hóa. Với liều điều trị, nồng độ thuốc trong huyết tương duy trì ổn định sau vài tuần. Thuốc chuyển hóa ở gan tạo ra norfluoxetin có hoạt tính và thời gian bán thải dài hơn chất mẹ (thời gian của fluoxetin là 7- 9 ngày còn norfluoxetin là 10- 30 ngày). Thuốc thải trừ chủ yếu qua nước tiểu.

Fluoxetin là chất gây ức chế enzym chuyển hóa thuốc ở cytocrom P450 của nhiều thuốc, như thuốc chống động kinh, chống loạn nhịp và các thuốc chống trầm cảm khác…

Tác dụng

Fluoxetin và các thuốc tương tự có tác dụng ức chế chọn lọc thu hồi serotonin về ngọn sợi thần kinh, gây hoạt hóa tâm thần nên có tác dụng chống trầm cảm. Tác dụng chống trầm cảm của thuốc tương tự nhóm thuốc chống trầm cảm ba vòng. Tuy nhiên, do thuốc không ức chế adrenergic, hầu như không kháng cholineric nên ít gây tác dụng không mong muôn trên tim, mạch và huyết áp hơn thuốc chống trầm cảm ba vòng và thuốc IMAO. Thuốc ít gây tương tác với thức ăn, đồ uống và độc tính cấp thường nhẹ. Vì vậy, hiện nay nhóm thuốc này hay được sử dụng hơn.

Chỉ định

  • Các trạng thái trầm cảm.
  • Các trạng thái rối loạn tâm thần (rối loạn giấc ngủ, cơn hoảng sợ, rối loạn ám ảnh cưỡng bức, rối loạn ăn uống).

Tác dụng không mong muốn

  • Thường gặp là buồn nôn, chán ăn và mất ngủ.
  • Khi phối hợp với thuốc IMAO có thể gây hội chứng
  • Ngoài ra, thuốc còn gây tăng tỷ lệ tự sát, hành vi bạo lực ở bệnh nhân dùng thuốc. Vì vậy, trong khi điều trị phải giám sát chặt chẽ bệnh nhân.
  • Các thuốc khác: Fluvoxamin, paroxetin, sertralin tương tự íluoxetin.

    THUỐC CHỐNG TRẦM CẢM KHÁC

Các thuốc trong nhóm đều có tác dụng chống trầm cảm nhưng có cơ chế tác dụng và một số đặc điểm tác dụng khác nhau.

copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

Link bài viết tại : THUỐC CHỐNG TRẦM CẢM. THUỐC ỨC CHẾ CHỌN LỌC THU HỒI SEROTONIN