Thuốc cố sáp (phần 2)

0
2
tang phiêu tiêu

Thuốc cố sáp gồm ba nhóm thuốc: thuốc cầm mồ hôi, thuốc cố tinh sáp niệu và thuốc cầm ỉa chảy.

Thuốc cầm mồ hôi

Thuốc cầm mồ hôi là thuốc chữa các trường hợp dương hư không bảo vệ được bên ngoài, âm hư không giữ bên trong sinh ra mồ hôi trộm, tự ra mồ hôi, vong dương.

  • Tiểu mạch: họ lúa

Tính vị, quy kinh: ngọt, mặn, mát vào kinh tâm.

Công dụng: an thần, cầm mồ hôi, chỉ huyết.

Liều lượng: 12- 16 g/ ngày.

  • Ngũ vị tử

Tính vị, quy kinh: mặn, ấm, chua, vào kinh phế, thận.

Công dụng: cầm mồ hôi,, cố tinh, chữa ho hen, chỉ khát.

Liều lượng: 2-3 g/ ngày.

  • Long cốt

Tính vị, quy kinh: ngọt, bình, vào kinh tâm, tỳ.

Công dụng: thiếu máu suy nhược cơ thể, mất ngủ, ăn kém.

Liều lượng: 6-12 g/ ngày.

  • Mẫu lệ

Là vỏ con hầu.

Tính vị, quy kinh: mặn, bình, vào kinh can, đởm, thận.

Công dụng: tiềm dương an thần, đái dầm do âm hư, di tinh, rong huyết, khí hư, lao hạch, lợi niệu trừ phù thũng, làm mọc tổ chức hạt.

Liều lượng: 12 – 40 g/ ngày.

Thuốc cố tinh sáp niệu

  • Kim anh tử

Tính vị, quy kinh: chua, sáp, bình vào kinh tỳ, phế, thận.

Công dụng: chữa di tinh, di niệu, mộng tinh, cầm ỉa chảy.

Liều lượng: 6-12 g/ ngày.

  • Tang phiêu tiêu: tổ bọ ngựa trên cây dâu

    tang phiêu tiêu

Tính vị, quy kinh: ngọt, mặn, bình vào kinh can, thận.

Công dụng: điều trị di tinh, tiểu tiện nhiều lần, trẻ em đái dầm, ra mồ hôi trộm, khí hư nhiều, đau lưng do thận hư, đái đục.

Liều lượng: 6-12 g/ ngày.

  • Khiếm thực

Tính vị, quy kinh: ngọt, sáp, bình vào kinh tỳ, thận.

Công dụng: chữa di tinh, tiểu tiện nhiều lần, đái dầm, ỉa chảy, ra khí hư.

Liều lượng: 4-8 g/ ngày.

  • Liên nhục

Tính vị, quy kinh: ngọt, sáp, bình vào kinh tâm ,thận, tỳ.

Công dụng: cố tinh, cầm ỉa chảy, an thần, kiện tỳ.

Liều lượng: 6-12 g/ ngày.

  • Sơn thù du

Tính vị, quy kinh: chua, sáp, ấm, vào kinh can, thận.

Công dụng: chữa di tinh, tiểu tiện nhiều lần, cầm mồ hôi, hoa mắt, chóng mặt do can hư, đau lưng ù tai do thận hư.

Liều lượng: 6 -12 g/ ngày.

Thuốc cầm ỉa chảy

điều trị chứng tỳ vị hư, không vận hóa được thủy cốc bất thường, đình lại thành thủy thấp xuống đại tràng gây nên bệnh ỉa chảy mạn tính, chứng tỳ hư hạ hãm.

  • Ô mai

Tính vị, quy kinh: chua, sáp, ấm vào kinh tỳ, can, phế.

Công dụng: chữa ỉa chảy, chưa ho, sinh tân, trừ giun

Liều lượng: 3-6 g/ ngày.

  • Thạch lựu bì

Tính vị, quy kinh: chua, sáp, vào kinh đại tràng.

Công dụng: chữa ỉa chảy, sa trực tràng, sát trùng.

Liều lượng: 3 -6 g/ ngày.

  • Kha tử

Tính vị, quy kinh: đắng, chua, ấm vào kinh phế, đại tràng.

Công dụng: cầm ỉa chảy, viêm họng, viêm thanh quản, ho kéo dài.

Liều lượng: 3-6 g/ ngày.

copy ghi nguồn: https://europemedpharma.com

link bài viết: Thuốc cố sáp (phần 2)