Thuốc giảm đau trung ương Morphin

0
2871
Hoa anh túc

Khái niệm về thuốc giảm đau trung ương

Hình ảnh: Hoa anh túc

Thuốc giảm đau có tác dụng làm giảm hoặc mất cảm giác đau mà không tác dụng lên nguyên nhân gây đau, không làm mất cảm giác khác và không làm mất ý thức

Nhóm opioid là những thuốc có tác dụng giảm đau mạnh và đau sâu trong nội tạng

Receptor của các opioid nội sinh và morphin nội sinh

Receptor của các opioid hầu hết có tác dụng của morphin có được là do nó có vai trò chủ vận, kích thích receptor của các opioid. Có 3 loại receptor chính:

  • Receptor muy: Khi kích thích gây tác dụng giảm đau, ức chế hô hấp, co đồng tử, giảm co bóp cơ trơn dạ dày, ruột và gây sảng khoái
  • Receptor kappa: Khi kích thích cũng có tác dụng giảm đau, suy hô hấp, co đồng tử và an thần
  • Receptor delta: chưa được nghiên cứu đầy đủ trên người, nhưng trên động vật kích thích cũng có tác dụng giảm đau

Tất cả các receptor của opioid đều cặp đôi với protein Gi. Khi kích thích các receptor của opioid, gây ức chế adenylcyclase, ức chế mở kênh Ca++ và hoạt hóa kênh K+ (tăng ưu cực). Vì vậy, ức chế giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh (chất P, acid glutamic) và ngăn cản dẫn truyền xung động thần kinh.

Morphin nội sinh: là các peptid tự nhiên được tạo ra trong cơ thể, tác động giống như morphin, có vai trò hoạt hóa receptor của opioid. Hiện nay người ta đã tìm ra 3 họ morphin nội sinh: Enkephin có tác dụng ưu tiên trên receptor delta. Endorphin có tác dụng ưu tiên trên receptor muy và Dynorphun có tác dụng ưu tiên trên receptor kappa

Tác dụng và cơ chế chung của thuốc giảm đau trung ương

  • Tác dụng đặc hiệu trên receptor opioid và bị mất tác dụng bởi chất đối kháng là naloxon và naltrexon
  • Tác dụng giảm đau mạnh, chọn lọc và sâu nội tạng
  • Có tác dụng an thần, gây ngủ
  • Gây ức chế hô hấp
  • Làm giảm nhu động ruột
  • Gây sảng khoái và gây nghiện

Cơ chế: Các receptor của opioid đều cặp đôi với protein Gi. Khi các opioid gắn vào receptor opioid làm kích thích receptor này, gây ức chế adenylcyclase

Phân loại

Dựa vào cơ chế tác dụng, chia thuốc giảm đau trung ương thành 3 nhóm:

  • thuốc chủ vận trên receptor opioid: các opioid tự nhiện (morphin, codein…) và các opioid tổng hợp (pethidin, methadon…)
  • Thuốc chủ vận đối kháng hỗn hợp và chủ vận từng phần trên receptor opioid: pentazocin, nalorphin, nalbuphin, butorphanol…
  • Thuốc đối kháng đơn thuần trên receptor opioid: naloxon, naltrexon

Morphin

Trên thần kinh trung ương:

Tác dụng giảm đau: giảm đau mạnh, giảm đau nội tạng và chọn lọc ( chọn lọc trên trung tâm đau, không ảnh hưởng tới cảm giác khác và không làm mất ý thức)

Cơ chế giảm đau: Morphin có tác dụng chọn lọc trên receptor muy, làm giảm giải phóng chất dẫn truyền thần kinh (như chất P, acid glutamic) và làm tăng ngưỡng chịu đau

Tác dụng an thần, gây ngủ: chỉ rõ khi dùng liều thấp hơn liều giảm đau và chỉ rõ ở người cao tuổi. Thuốc ít gây buồn ngủ ở người trẻ tuổi. Ngược lại có nhiều trường hợp lại thấy bồn chồn bứt dứt, thậm chí nếu dùng liều cao cho trẻ em có thể gây co giật

Tác dụng trên tâm thần: gây cảm giác sảng khoái, mơ màng, tăng trí tưởng tượng, mất cảm giác đói khát, buồn phiền. Khi dùng lâu gây nghiện thuốc

Trên hô hấp:

Ngay ở liều điều trị, thuốc đã gây ức chế trung tâm hô hấp, làm nhịp thở chậm và sâu… Liều cao gây ức chế mạnh, có thể gây rối loạn hô hấp. Cơ chế gây ức chế hô hấp chủ yếu do thuốc làm giảm đáp ứng của trung tâm hô hấp đối với CO2 và ức chế trung tâm hô hấp ở hành não. Ngoài ra thuốc còn gây co thắt cơ trơn phế quản (có thể do làm tăng histamin)

Thuốc ức chế mạnh trung tâm ho và làm giảm phản xạ ho

Trên tuần hoàn:

Liều điều trị thuốc ít ảnh hưởng đến tuần hoàn. Liều cao, thuốc làm chậm nhịp tim, giãn mạch và hạ huyết áp (có thể do thuốc kích thích trung tâm phó giao cảm, ức chế trung tâm vận mạch ở hành não và tăng tiết histamin). Các chất đối kháng với opioid, các kháng histamin và thuốc hủy phó giao cảm làm giảm hoặc mất tác dụng trên tuần hoàn của morphin và các opioid

Trên tiêu hóa: làm giảm trương lực và nhu động sợi cơ dọc, giảm tiết dịch tiêu hóa gây táo bón kéo dài. Thuốc làm tăng trương lực cơ vòng tiêu hóa, cơ thắt môn vị, hậu môn, cơ vòng oddi

Trên tiết niệu:

Morphin làm co cơ vòng bàng quang, gây bí tiểu tiện

Các tác dụng khác:

Dễ gây nôn do kích thích trung tâm nôn ở sàn não thất IV

Hạ thân nhiệt do kích thích trung tâm tỏa nhiệt

Tăng tiết hormon tuyến yên

Giảm chuyển hóa, giảm oxy hóa

Co đồng tử do kích thích trung tâm dây III
Giảm tiết dịch, nhưng tăng tiết mồ hôi

Copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

Link bài viết tại : Thuốc giảm đau trung ương Morphin