tình hình ô nhiễm kim loại nặng trên thế giới và tại Việt Nam

0
1408
ô nhiễm kim loại nặng

Tình hình ô nhiễm kim loại nặng trên thế giới

ô nhiễm kim loại nặng

Trong những năm gần đây, Ô nhiễm kim loại nặng ở môi trường biển đã gia tăng đáng kể do dân số toàn cầu gia tăng và sự phát triển công nghiệp. Ô nhiễm kim loại nặng ở nhiều vùng cửa sông, vùng ven biển trên thế giới đã được biết từ lâu bởi tính độc hại đe dọa đến sự sống của các sinh vật thủy sinh, ảnh hưởng nguy hại cho sức khỏe của con người.

Ô nhiễm Pb và Zn là một trong những điều đáng quan tâm do ảnh hưởng độc hại của chúng lên hệ sinh thái tại các cửa sông ở Úc, với hàm lượng rất cao 1000μg/g Pb, 2000 μg/g Zn có thể tìm thấy trong các trầm tích bị ô nhiễm. Bryan và cộng sự (1985) trích trong Bryan & Langston (1992) đã xác định hàm lượng chì vô cơ trong trầm tích cửa sông ở Anh biến động từ 25 μg/g trong khu vực không bị ô nhiễm đến hơn 2700 μg/g trong cửa sông Gannel nơi nhận chất thải từ việc khai thác mỏ chì. Hàm lượng của các hợp chất chì này có lẽ có nguồn gốc do sử dụng xăng dầu pha chì. Tương tự như Pb, hàm lượng As cũng đã được xác định ở nhiều vùng cửa sông, vùng ven biển trên thế giới. Hàm lượng As trong trầm tích cửa sông đã được xác định từ 5 μg/g ở cửa sông Axe đến lớn hơn 1000 μg/g trong các cửa sông Restronguet Creek, Cornwall nơi nhận nước thải từ các khu vực khai thác quặng mỏ kim loại (Langstone, 1985 trích trong Bryan & Langston, 1992).

Hàm lượng Cd cũng được xác định ở Anh tại các cửa sông không bị ô nhiễm với hàm lượng 0,2 μg/kg, tại các cửa sông bị ô nhiễm nặng hàm lượng này có thể lên đến 10 μg/g (Bryan & Langston, 1992). Sông Deule ở Pháp là một trong những con sông bị ô nhiễm rất nặng do hứng chịu chất thải từ nhà máy luyện kim. Hàm lượng kim loại trong trầm tích sông này rất cao (480 mg/kg) (Neda và cộng sự, 2006). Hàm lượng kim loại nặng trong trầm tích tại vùng cửa sông, vùng ven biển trên thế giới nơi có rừng ngập mặn cũng đã được xác định từ ít bị ô nhiễm cho đến ô nhiễm nặng. Tam & Wong (1995) đã xác định hàm Pb trong trầm tích rừng ngập mặn Sai Keng, Hong Kong với hàm lượng 58,2 μg/g Zheng & Lin (1996) đã xác định hàm lượng Pb và Cd trong trầm tích rừng ngập mặn Avicennia marina, vịnh Shenzhen với hàm lượng tương ứng 28,7 μg/g và 0,136 μg/g tương ứng. Theo Breemen (1993), Astrom & Bjorklund (1995), Sundstrom và cộng sự (2003), Hoa và cộng sự (2004) đã chỉ ra rằng đất phèn là nguồn phóng thích kim loại nặng gây ô nhiễm nguồn nước. Khi đất phèn tiềm tàng tiếp xúc với ôxy do hiện tượng tự nhiên hoặc do thoát nước nhân tạo, pyrite bị ôxy hóa tạo ra acid sulfuric làm hạ thấp pH. Khi pH <4 các proton được phóng thích tấn công các khoáng sét, hòa tan một số kim loại mà nồng độ của chúng có thể vượt xa nồng độ trong các loại đất không phèn (Trần Kim Tính, 2004).

Tình hình ô nhiễm kim loại nặng ở Việt Nam

Sau gần 20 năm mở cửa và đẩy mạnh kinh tế với hơn 64 khu chế xuất và khu công nghiệp, cộng thêm hàng trăm ngàn cơ sở hóa chất và biến chế trên toàn quốc. Vấn đề ô nhiễm đang là vấn đề nan giải đối với Việt Nam.

Trong số các KLN xuất hiện trong các thủy vực với một lượng lớn phải kể đến Asen (As), Cadimi (Cd), đồng (Cu), thủy ngân (Hg), Mangan (Mn), chì (Pb)… Các kim loại trên và muối của chúng là những chất độc hại và là chất khá bền vững hay khó phân hủy sinh học. Những kim loại này có chủ yếu trong nước thải công nghiệp của các ngành liên quan tới kim loại như: công nghiệp mạ, hóa chất, sản xuất pin, cơ khí… Nước thải công nghiệp chứa hàng loạt các chất thải rắn, chất hữu cơ và vô cơ, các muối KLN. Các dạng tồn tại và hàm lượng của các chất ô nhiễm có trong nước thải tùy thuộc vào loại hình công nghiệp, quá trình sản xuất, tính hiện đại của máy móc.

copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

Link tại : tình hình ô nhiễm kim loại nặng trên thế giới và Việt Nam