TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐƠN VỊ THÔNG TIN THUỐC TRONG BỆNH VIỆN (Cách thu thập câu hỏi thông tin)

0
688
thu thập thông tin thuốc

 Cách thu thập câu hỏi thông tin

  • Dùng điện thoại để tiếp nhận và trả lời yêu cầu trực tiếp từ thầy thuốc và
    điều dưỡng.
  • Với thông tin không cần ngay: Dùng thùng thư (hoặc cặp) để tại các khoa phòng, người có nhu cầu (bác sĩ, dược sĩ, cán bộ Y tế khác hoặc người bệnh) viết câu hỏi lên giấy, bỏ vào thùng thư (hoặc cặp), cứ 2h đến 1/2 ngày cán bộ thông tin mở thùng thư hoặc lấy cặp, đưa về Đơn vị thông tin thuốc (hoặc khoa Dược).
thu thập thông tin thuốc

Trả lời một câu hỏi về thông tin thuốc

Luôn trả lời 5 câu hỏi chính sau:

  • Ai (WHO)
  • Cái gì (WHAT)
  • Tại sao (WHY)
  • ở đâu (WHERE)
  • Khi nào (WHEN)

Chỉ tư vấn dùng thuốc không cần kê đơn (OTC: over the counter) cho người bệnh nội trú và ngoại trú. Đối với thuốc kê đơn thì chỉ trả lời yêu cầu từ người bệnh sau khi đã có trao đổi và được sự đồng ý của thầy thuốc điều trị.

Ai là  người hỏi?

Trước khi trả lời thông tin cần biết trình độ chuyên môn của người hỏi:

  • Họ là bác sĩ hay chuyên gia?
  • Họ là dược sĩ, điều dưỡng hay hộ lý bệnh viện?
  • Họ là bệnh nhân hay là một bà mẹ có con nhỏ?

Sau đó chuẩn bị trả lời theo nguyên  tắc sau:

  • Trả lời thông tin trên cơ sở bằng chứng một cách toàn diện với những người có chuyên môn sâu. Vì người hỏi thông tin càng có trình độ hoặc chuyên môn cao thì câu hỏi càng khó.
  • Trả lời một cách đơn giản, dễ hiểu đối với câu hỏi về thông tin thuốc từ
    cộng đồng.

Câu hỏi về vấn đề gì? Yêu cầu thông tin gì? Để phân loại thông tin chính xác, vì cần hiểu câu hỏi để chuẩn bị kiến thức cho thông tin. Thao tác này yêu cầu người dược sĩ phải đặt câu hỏi với người thông tin. Trước hết hãy xác định thực chất câu hỏi là gì có nghĩa là xác định thực chất người hỏi muốn biết cái gì? Sau đó phân loại câu hỏi theo các nhóm sau:

  • Nhận dạng thuốc/ sinh khả dụng của thuốc.
  • Dược động học.
  • Liều lượng.
  • Phản ứng có hại, tác dụng phụ.
  • Thuốc được lựa chọn? Hiệu quả?
  • Tương tác/ tương kỵ của thuốc
  • Ngộ độc thuốc.
  • Các vấn đề khác

Tại sao người hỏi lại yêu cầu trả lời câu đó?

Khi mục đích của câu hỏi là chung chung, chỉ cần trả lời chung chung. Để trả lời các thắc mắc có liên quan đến người bệnh, cần biết thông tin về người bệnh trước khi giải đáp đầy đủ. Lấy thông tin từ người bệnh và gia đình để tìm hiểu chi tiết về người bệnh: Tên tuổi, cân nặng, giới tính; Tiền sử bệnh tật, tiền căn dị ứng và phản ứng có hại của thuốc; Chức năng gan, thận…

Câu hỏi bắt nguồn từ đâu?

Tính cấp bách và tầm quan trọng của câu hỏi phụ thuộc vào nguồn gốc của câu hỏi để biết được khi nào thì cần trả lời câu hỏi đó. Thông thường hay gặp các câu hỏi từ khoa khám bệnh (bệnh nhân ngoại trú); Khoa cấp cứu, Khoa hồi sức tích cực; Tại nhà.

Khi nào thì cần trả lời?

Nên giải đáp thắc mắc càng nhanh càng tốt, nhưng không bao giờ được bỏ qua tính chính xác và đầy đủ của thông tin. Lấy ý kiến của người thứ hai nếu như còn nghi ngờ câu chuẩn bị trả lời của mình. Không bao giờ ngại đề cập vấn đề đó với người có thể giúp trả lời đầy đủ, chính xác. Nếu không biết cứ trả lời là không biết và hứa sẽ gọi lại cho người hỏi.

Bốn bước cơ bản chuẩn bị câu trả lời:

  • Bước 1: Đánh giá và sử dụng tất cả các nguồn tham khảo đã tra cứu để tìm câu trả lời.
  • Bước 2: Ghi chép lại những nội dung từ những nguồn tham khảo, làm rõ và/ hoặc trả lời câu hỏi yêu cầu.
  • Bước 3: Tóm tắt rõ ràng thông tin đã chọn.
  • Bước 4: Trả lời “miệng” và/ hoặc trả lời bằng văn bản chính thức.

Hình thức trả lời:

Trả lời qua điện thoại: Chuẩn bị sẵn sàng trả lời những câu hỏi khác của người đặt câu hỏi khi nghe thông tin giải đáp.

Trả lời bằng văn bản luôn đưa đủ các thông tin sau:

  • Thông tin giới thiệu hoặc kiến thức về vấn đề trả lời.
  • Tóm tắt và thảo luận về việc nghiên cứu các tài liệu thông tin thuốc (kể cả các bảng, biểu và đồ thị nếu cần) theo trình tự thời gian.
  • Kết luận rút ra từ tài liệu thông tin thuốc.
  • Ghi mục lục các tài liệu sử dụng trong thao tác trả lời câu hỏi.

Hướng dẫn chung cách trả lời:

  • Nên liên lạc với ng­ười yêu cầu thông tin trong một thời gian cụ thể, ngay cả khi bạn chư­a có câu trả lời.
  • Tránh dùng những cụm từ như­ “theo tôi” hoặc “theo tôi… không…”. Nếu bạn không tìm đ­ược câu trả lời, đừng phỏng đoán.
  • Không bao giờ sử dụng những nội dung trừu tư­ợng không thực tế khi giải đáp.
  • Hỏi ng­ười yêu cầu thông tin xem thông tin bạn cung cấp đã đầy đủ chư­a.
  • Hỏi xem ngư­ời yêu cầu thông tin có cần thêm thông tin không. Để xác định xem thực tế ngư­ời yêu cầu thông tin đã hỏi đúng cái cần hỏi chư­a và bạn đã trả lời đúng chư­a. Để xác định liệu câu trả lời hay gợi ý đó đã được chấp nhận ch­ưa và nếu được chấp nhận thì đã có tác động gì đến kết quả điều trị của bệnh nhân.

copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

Link bài viết tại : TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐƠN VỊ THÔNG TIN THUỐC TRONG BỆNH VIỆN (Cách thu thập câu hỏi thông tin)