Trẻ em và tác dụng của thuốc

0
846
thuốc với trẻ em

Trẻ em và tác dụng của thuốc

thuốc với trẻ em

Tương tác giữa thuốc với cơ thể trẻ em có những nét khác với người lớn vì trẻ em đang trong quá trình phát triển, mức độ trưởng thành của các tổ chức chưa hoàn thiện do đó có những đặc điểm sinh lý khác với người lớn. Do những đặc điểm trên nên vấn đề điều trị cần có các thầy thuốc chuyên ngành cho trẻ em và không nên đơn giản hóa coi “trẻ em là người lớn thu nhỏ lại”.

Ảnh hưởng của thuốc trên cơ thể trẻ em cũng có những điểm khác nhau giữa các lứa tuổi. Sự phân loại các nhóm tuổi của trẻ em chủ yếu dựa trên những biến đổi sinh học theo các giai đoạn khác nhau. Theo Hội Nhi khoa Anh, trẻ em được chia thành các nhóm sau:

  • Trẻ sơ sinh: trẻ < 1 tháng tuổi. Trong độ tuổi này cần đặc biệt chú ý đến trẻ đẻ thiếu tháng (mẹ mang thai <37 tuần lễ).
  • Trẻ từ 1 tháng đến < 2 tuổi (trẻ ở lứa tuổi đang bú).
  • Trẻ từ 2- 12 tuổi (trong độ tuổi này có tác giả chia thành nhóm tuổi từ 1-6 tuổi).
  • Trẻ vị thành niên: trẻ từ 12 đến <18 tuổi, ở lứa tuổi này nói chung về liều lượng đối với nhiều thuốc dùng như người lớn.

Tương tác giữa thuốc với trẻ em khác với người lớn trước tiên ở khâu dược động học và từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.

Hấp thu thuốc

  • Đường uống

Thuốc dùng qua đường uống sẽ bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố của đường tiêu hóa như pH của dịch tiêu hóa, tốc độ rỗng của dạ dày, nhu động ruột, trạng thái bệnh lý…

Mức độ bài tiết HCl ở dạ dày tính theo kilôgam thể trọng ở trẻ em thấp hơn nhiều so với người lớn, nhất là trẻ đẻ thiếu tháng và trẻ sơ sinh.. Mức độ đó sẽ tăng dần lên nhưng chỉ đạt được giá trị tương đương với người lớn khi đứa trẻ 2- 3 tuổi. Như vậy, mức độ ion hóa thuốc ở dạ dày có sự khác biệt so với người lớn. Thiếu HCl dạ dày làm tăng hấp thu penicillin, ampicillin, erythromycin… hoặc làm chậm hấp thu phenobarbital, paracetamol…

Tốc độ rỗng dạ dày ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất chậm, phải sau khoảng 6- 8 tháng mới đạt như người lớn. Do đó, phần lớn các thuốc dùng theo đường uống cho trẻ em dưới 8 tháng tuổi sẽ hấp thu chậm hơn (trừ những thuốc có khả năng hấp thu ở dạ dày). Không những thế, ở trẻ sơ sinh khi bị ốm nhiều trường hợp dạ dày “hầu như” không rỗng, nhu động ruột không ổn định, niêm mạc ruột chưa trưởng thành, khả năng bài tiết mật và chất lượng mật chưa hoàn thiện do gan chưa hoàn chỉnh về chức năng, vi sinh vật ở ruột thay đổi thất thường dẫn đến hấp thu thuốc thất thường. Cho nên, đối với trẻ sơ sinh nên dùng đường tiêm tĩnh mạch để đảm bảo thuốc “hấp thu” tối đa và ổn định hơn.

  • Tiêm bắp

Hấp thu thuốc qua đường tiêm bắp thường phụ thuộc vào lưu lượng máu tới nơi tiêm. Ở trẻ nhỏ, thường cơ bắp chưa phát triển, lưu lượng máu tới cơ vân còn thấp nên hấp thu thuốc có phần chậm hơn ở người lớn. Đặc biệt, trẻ sơ sinh khối cơ bắp rất bé, lưu lượng máu thấp, lượng nước nhiều trong khối cơ vân, sự co mạch phản xạ nhanh nên nhiều thuốc hấp thu chậm và thất thường như gentamycin, phenobarbital, diazepam… nên tốt nhất là tiêm chậm tĩnh mạch.

  • Đường trực tràng

Dùng đường trực tràng trong những trường hợp trẻ đang bị nôn hoặc những trường hợp không uống được. Hấp thu qua trực tràng tốt, cơ chế hấp thu cũng tương tự như ở người lớn, nhưng trong một số trường hợp dùng đường trực tràng thuốc hấp thu nhanh, rất cần thiết trong điều trị. Ví dụ diazepam dùng dưới dạng viên đạn cho trẻ em có tác dụng chống co giật rất nhanh. Tuy nhiên, cần chú ý đối với một số thuốc khi dùng qua đường trực tràng cho trẻ em có thể hấp thu rất mạnh gây ngộ độc, ví dụ theophylin.

  • Hấp thu qua da

Ngoài các đường đưa thuốc đã nêu, đối với trẻ em, người ta còn hay dùng các loại thuốc bôi, xoa ngoài da để điều trị tại chỗ. Trong những trường hợp này, cần chú ý lớp thượng bì của trẻ em rất mỏng, da bị hydrat hóa mạnh nhất là đối với trẻ dưới một tuổi nên khả năng hấp thu thuốc qua da rất lớn; nếu da bị tổn thương khả năng hấp thu càng tăng, dễ dẫn đến ngộ độc. Mặt khác da trẻ em dễ nhạy cảm với một số chất gây kích ứng tại chỗ như methylsalicylat, paraben… do đó, phải thận trọng đối với các chất này khi dùng tại chỗ.

  • Hấp thu qua niêm mac hô hấp

Niêm mạc hô hấp mỏng, nhiều mạch máu nên hấp thu tốt. Cần chú ý thuốc gây co mạch như Oxymetazolin.

Phân bố thuốc

Phân bố thuốc trong cơ thể trẻ em có những điểm khác với người lớn do có sự khác nhau về tỷ lệ nước trong toàn cơ thể, tỷ lệ dịch ngoại bào, hàm lượng và chất lượng albumin trong huyết tương. Tỷ lệ phần trăm nước và tỷ lệ dịch ngoại bào so với trọng lượng cơ thể trẻ em rất cao và những tỷ lệ này giảm dần theo tuổi (bảng 2.1).

Bảng 2.1. Thể tích dịch ngoại bào và nước trong cơ thể tính theo tỷ lệ %

 

So với trọng lượng cơ thể

Lứa tuổi Dịch ngoại bào (tỷ lệ %) Nước trong co thể (tỷ lộ %)
Trẻ đẻ thiếu tháng 50 85
Trẻ sơ sinh 45 75
Trẻ môt tuổi 25 60
Người lớn 20 60

 

 

 

Do tỷ lệ nước trong cơ thể và dịch ngoại bào trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ đẻ thiếu tháng cao hơn nhiều so với người lớn nên đối với một số thuốc tan nhiều trong nước cần phải dùng liều cao hơn (tính theo kg thể trọng) mới đạt được nồng độ trong huyết tương tương đương như ở người lớn. Ví dụ để có nồng độ gentamicin trong huyết tương tương đương, ở trẻ sơ sinh dùng liều 3mg/ kg thể trọng và 1,5mg/ kg thể trọng cho người lớn.

Ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, nồng độ albumin và globulin huyết tương giảm và chất lượng còn thấp nên chưa đủ gắn thuốc; mặt khác nồng độ bilirubin và acid béo tự do trong máu tăng, dẫn đến giảm tv lệ liên kết thuốc với protein huyết tương nên tăng nồng độ thuốc ở dạng tự do trong máu, có nguy cơ gây ngộ độc cao. Ví dụ tỷ lệ liên kết với protein huyết tương của phenytoin ở người lớn là 90%, ở trẻ em dưới một tuổi chỉ có 70%. Như vậy mức độ phenytoin dạng tự do trong huyết tương ở trẻ dưới một tuổi cao gấp 3 lần so với người lớn. Nhìn chung, đối với những thuốc gắn mạnh vào protein huyết tương, dạng tự do của thuốc càng cao, thể tích phân bố càng tăng, tác dụng và độc tính tăng theo. Ví dụ: theophylin, acid salicylic, digoxin, Phenylbutazon, phenytoin, phenobarbital…

Phân bố thuốc qua “hàng rào” máu – não ở trẻ em cũng khác với người lớn.

thành phần myelin thấp; các tế bào thần kinh chưa biệt hóa đầy đủ. Ngoài ra, tỷ lệ giữa khối lượng não so với khối lượng cơ thể ở trẻ em cao hơn ở người lớn. Hàm lượng nước trong não trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh cao hơn người lớn. Vì những lý do trên nên nhiều thuốc có thể qua “hàng rào” máu – não trẻ em dễ dàng hơn ở người lớn ngay cả khi màng não không bị viêm như các kháng sinh Cephalosporin thế hệ ba, chloramphenicol… Tuy nhiên, khi màng não bị viêm, nhiều kháng sinh vào dịch não tủy tốt hơn (ampicillin, Penicillin, rifampicin…).

cần chú ý một số trung tâm ở hệ thần kinh trung ương trẻ em rất nhạy cảm với một số thuốc. Ví dụ trung tâm hô hấp ở hành não trẻ em rất nhạy cảm với morphin và các dẫn xuất của chúng nên khi các chất này xâm nhập vào não có thể gây ngừng hô hấp đột ngột.

Chuyển hóa thuốc

Cũng như ở người lớn, chuyển hóa thuốc ở trẻ em chủ yếu xảy ra ở gan dưới ảnh hưởng của các enzym. Ví dụ các enzym xúc tác cho phản ứng liên hợp như glucuronyl transferase…, các hệ enzym oxy hóa thuốc (cytocrom P450…) đều có hoạt tính thấp và số lượng ít. Phải đến ngày thứ 3 sau khi ra đời đứa trẻ mới có đủ hệ enzym chuyển hóa các chất nội sinh với mức độ hoàn chỉnh khác nhau. Ví dụ sau khi ra đòi 1- 2 tuần lễ glucuronyl transferase gan mới phát triển để thực hiện phản ứng glucuronyl liên hợp. Vì những lý do trên nên nhiều thuốc bị chuyển hóa chậm ở trẻ em dưới một tuổi do đó cần cân nhắc cẩn thận khi cho trẻ dùng những thuốc chuyển hóa theo đường glucuro liên hợp.

Tiếp theo giai đoạn chuyển hóa chậm (từ sơ sinh) đến dưới 1 tuổi)” đến giai

đoạn tốc độ chuyển hóa thuốc lớn hơn so với người lớn, đặc biệt ở lứa tuổi từ 1- 9 tuổi. Vì vậy liều lượng (tính theo mg/ kg cân nặng) một sô’ thuốc (theophylin, phenytoin, Carbamazepin…) dùng cho nhóm tuổi này thường phải cao hơn để đạt được nồng độ thuốc trong huyết tương tương đương như ở người lớn.

Thải trừ thuốc

Thải trừ thuốc theo nước tiểu là đường thải trừ chủ yếu đối với cả người lớn và trẻ em. Nhưng khác với người lớn, ở trẻ sơ sinh cả 3 cơ chế thải trừ theo thận là qua Cầu thận, bài tiết qua ống thận và tái hấp thu ở ông thận đều còn yếu, chỉ bằng khoảng 1/ 3 so với người lớn (trẻ đẻ non chỉ bằng khoảng 15%); đến một tháng tuổi đạt khoảng 50%. Chức năng lọc của cầu thận trưởng thành sớm hơn các chức năng của ông thận, nhưng nói chung phải sau 6- 8 tháng tuổi chức năng bài tiết thuốc ở trẻ mới đạt được như ở người lớn.

Mức độ thải trừ của thuốc được đánh giá qua chỉ số thời gian bán thải của thuốc (t/2), là một trong những yếu tố quan trọng quyết định khoảng cách giữa các lần dùng thuốc và điều chỉnh liều lượng thuốc.

Tóm lại, ở trẻ em đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ đẻ thiếu tháng chức năng gan thận chưa hoàn chỉnh, một số hệ enzym chưa phát triển đầy đủ; khả năng liên kết thuốc với protein huyết tương giảm… Vì những lý do trên khi dùng thuốc cho trẻ em có nguy cơ ngộ độc cao hơn người lớn, cần phải thận trọng và tính liều cho hợp lý.

copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

link tại : Trẻ em và tác dụng của thuốc