Contents
1 Triệu chứng lâm sàng
-Dấu hiệu gợi ý là triệu chứng chảy máu, hay gặp nhất ở da và niêm mạc.
-Bệnh cũng có thể được phát hiện tình cờ thông qua khám bệnh định kỳ, làm xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi thấy rõ số lượng tiểu cầu giảm
-Hội chứng xuất huyết là biểu hiện rõ nhất của bệnh, với các ban xuất huyết ở da ( dạng chấm,nốt, mảng), ở niêm mạc ( xuất huyết niêm mạc miệng, mũi, lợi, củng mạc mắt) và nội tạng ( xuất huyết tiêu hóa, đường tiết niệu, kinh nguyệt kéo dài, não-màng não). Trong bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu, xuất huyết dưới da thường biểu hiện tự nhiên, không do va đập hay chấn thương.
-Có thể có biểu hiện của hội chứng thiếu máu tùy thuộc mức độ xuất huyết.
-Tiến triển cấp tính thường xảy ra ở trẻ em.Xuất huyết thường xảy ra sau một nhiễm trùng đặc biệt là nhiễm trùng tai mũi họng.Khởi phát rất rầm rộ với các hội chứng xuất huyết kèm theo tiểu cầu giảm rất nặng.80% trường hợp bệnh có thể khỏi sau 15 ngày đến 2 tháng.Tuy nhiên cũng có thể tử vong nhanh chóng do giảm tiểu cầu nặng dẫn đến xuất huyết não, màng não.
-Tiến triển bán cấp có diễn biến bệnh trong thời gian dài hơn.
-Tiến triển mạn tính xảy ra đối với các trường hợp bệnh kéo dài trên 6 tháng.Rất dễ tái phát.Hình thức này chủ yếu là ở người lớn.Không có một tiêu chuẩn nào ngay từ đầu cho phép dự đoán tính chất tiến triển mạn tính này.
-Tiên lượng của xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn phụ thuộc vào mức độ xuất huyết.Tình trạng xuất huyết không hoàn toàn liên quan với số lượng tiểu cầu.Tuy nhiên khi số lượng tiểu cầu <10-20 G/l thì nguy cơ xảy ra xuất huyết nặng tăng đáng kể.
–Xuất huyết ở võng mạc thường là triệu chứng báo hiệu tình trạng xuất huyết não-màng não vì vậy thăm khám đáy mắt là một xét nghiệm theo dõi rất quan trọng trên lâm sàng.
-Mặc dù là một bệnh lành tính nhưng xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn vẫn có một tỷ lệ tử vong nhất định vào khoảng 3-5%.Khoảng 80% trẻ em và 70% người lớn có thể khỏi bệnh sau khi được điều trị.
2 Xét nghiệm
*Máu ngoại vi
-Số lượng tiểu cầu giảm
-Số lượng hồng cầu bình thường hoặc giảm tùy mức độ chảy máu.
-Số lượng bạch cầu bình thường hoặc tăng nhẹ ( do kích thích sinh tủy khi mất máu nặng).
*Tủy xương
-Trong giai đoạn đầu của bệnh thường thấy tình trạng tăng sinh dòng mẫu tiểu cầu phản ứng.Nếu ở giai đoạn muộn, có thể có giảm mẫu tiểu cầu trong tủy xương.
-Dòng hồng cầu, bạch cầu hạt phát triển bình thường ( hoặc có thể có phản ứng tăng sinh khi có mất máu nặng).
*Xét nghiệm đông máu
-Các xét nghiệm liên quan đến tiểu cầu bị rối loạn, cụ thể là thời gian máu chảy kéo dài, cục máu không co hoặc co không hoàn toàn.
-Các xét nghiệm đông máu huyết tương thường không có biểu hiện bất thường, cụ thể thời gian APTT bình thường, tỷ lệ prothrombin bình thường, nồng độ fibrinogen bình thường.
*Xét nghiệm miễn dịch
Xét nghiệm miễn dịch có thể thấy tăng Immunoglobulin ( thường là Ig).Immunoglobulin gắn trên bề mặt tiểu cầu ở 70% bệnh nhân và thường tăng cao ở bệnh nhân xuất huyết giảm tiểu cầu thể nặng.
*Xét nghiệm đồng vị đồng xạ
Xét nghiệm nghiên cứu đời sống tiểu cầu bệnh nhân được đánh dấu bằng Cr51.Kết quả cho thấy đời sống tiểu cầu thường bị rút ngắn do tiểu cầu bị giữ và tiêu hủy.Xét nghiệm này có giá trị để cân nhắc chỉ định cắt lách, tuy nhiên hiện nay chưa được áp dụng phổ biến trên lâm sàng.
nguồn ghi copy:daihocduochanoi.com
link tại:Triệu chứng bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu chưa rõ nguyên nhân