1. Lợi ích của rau quả trong bữa ăn
Rau quả trong bữa ăn
Bữa ăn có rau tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiêu hoá hấp thu các chất dinh dưỡng khác.
Chế độ ăn protein kết hợp rau quả thì lượng dịch vị tiết ra tăng 2 lần so với ăn protein đơn thuần.
Nhiều tài liệu cũng chứng tỏ vai trò của rau quả trong dự phòng được một số bệnh ung thư nhờ có nhiều caroten, vitamin E, vitamin C, selen, kẽm, đồng, magiê và ít chất béo.
Nhóm người có chế độ ăn đầy đủ rau quả và giảm chất bột chất béo trong khẩu phần thì giảm được nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng, ung thư thực quản, ung thư dạ dầy, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư trực tràng…
2. Vệ sinh bảo quản và chế biến rau quả
– Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong rau quả phụ thuộc vào kỹ thuật chăm sóc, đủ ánh sáng và thu hoạch đúng lúc.
Rau quả còn non hoặc quá già đều giảm giá trị dinh dưỡng, nhất là giảm caroten và vitamin C.
– Rau quả cần được bảo quản ở:
Điều kiện nhiệt độ thấp
Tốc độ gió bằng không nhưng độ ẩm phải cao
– Rau quả bị dập nát sẽ dễ dàng bị nhiễm khuẩn, nấm mốc. Các chất dinh dưỡng bị giảm nhanh, nhất là vitamin C và caroten.
Trong quá trình chế biến bảo quản, lượng vitamin C bị giảm đi khá nhiều nên người ta quy định mức giảm tối đa cho phép là 50%.
– Rau có thể nhiễm các vi khuẩn gây bệnh và trứng giun sán do tưới rau bằng phân tươi hoặc nước bẩn.
Các loại rau ăn tươi sống như rau xà lách, rau thơm, hành mùi, dưa chuột, cà rốt…
Nếu không được rửa sạch và sát trùng cẩn thận thì có thể gây các bệnh đường ruột và giun sán.
Rửa sạch rau quả
– Một vấn đề hiện nay đang được quan tâm là độ nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật trong rau quả khá cao, gây nên ngộ độc cấp tính cũng như mãn tính, ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ lâu dài cho người tiêu dùng.
Nếu rau quả bón quá nhiều phân đạm tổng hợp thì hàm lượng nitrit và nitrat trong rau quả tăng lên.
Nếu phun hoá chất trừ sâu cho rau quả song chưa đủ thời gian cách ly đã thu hái thì hoá chất trừ sâu sẽ còn tồn lưu trong rau quả.
copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com