Xét nghiệm máu

0
630
XÉT NGHIỆM LÂM SÀNG
XÉT NGHIỆM MÁU

*Hematocrit

– Nếu ly tâm máu toàn phần đã chống đông, trong một phần ống mao quản sẽ đc tách làm 2 phần: phần trên lỏng là huyết tương, phần dưới đặc là huyết cầu. Trong huyết cầu, hồng cầu chiếm phần lớn thể tích. So sánh tỷ lệ phần trăm giữa thể tích huyết cầu với máu toàn phần được gọi là Hematocrit . Thực tế người ta so sánh chiều cao 2 lớp. Huyết cầu và huyết tương

-bình thường: Nam : 39 – 45%    Nữ: 35 – 42%

-Hematocrit giảm trong chảy máu, tiêu huyết  và tăng trong mất nước do ỉa chảy

*Hồng cầu lưới:

-Hồng cầu lưới là hồng cầu non mới ra ngoài máu, sau 24- 48h hồng cầu này trở thành hồng cầu trưởng thành. Hồng cầu lưới chiếm 0,5- 1,5% tổng số hồng cầu

-sau chảy máu hoặc tiêu huyết, tỷ lệ này có thể lên tới 30- 40% – máu hồi phục nhanh

-Thiếu máu do thiếu sắt, Vit B12 nếu đc điều trị thích thì cũng thấy tăng hồng cầu lưới

*Tốc độ máu lắng:

-Tốc độ máu lắng là tốc độ lắng của hồng cầu trong máu đã được chống đông và đc hút vào 1 ống mao quản có đường kính nhất định để ở tư thế thẳng đứng. Thường lấy kết quả chiều cao của cột huyết tương sau 1 hay 2 giờ đầu

-bình thường: Nam: 3-7 mm/giờ    Nữ: 5-10 mm/giờ

*Bạch cầu :

-Bình thường: (3,2 – 9.8)x10^3/mm3 ; SI = (3,2 – 9,8)x 10^9/L

-Bạch cầu giúp cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh bằng quá trình thực bào hoặc bằng quá trình miễn dịch

-Căn cứ vào cấu trúc và hình dạng: chia bạch cầu thành 5 loại:

+Bạch cầu đa nhân trung tính

+Bạch cầu đa nhân ưa acid

+Bạch cầu đa nhân ưa base

+Bạch cầu mono

+Bạch cầu lympho

*Bạch cầu hạt trung tính (Bạch cầu đa nhân trung tính)

-Mức bình thường: (1,1 – 7,0)x10^3/mm3 ; SI = (1,1 – 7.0)x10^9/L

-Bạch cầu hạt trung tính chứa nhiều enzym thủy phân. Vai trò của chúng là thực bào

-Tăng bạch cầu hạt trung tính gặp trong các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính: viêm phổi, Viêm ruột thừa, viêm amidan…

-Giảm bạch cầu hạt trung tính có thể do giảm sinh sản hoặc tăng phá hủy. Gặp bệnh nhiễm khuẩn như : Thương hàn, cúm, sởi…

-Mất bạch cầu hạt gặp trong trường hợp tủy xương bị tổn thương nặng( suy tủy) hoặc do nhiễm trùng, nhiễm độc

*Bạch cầu đa nhân ưa acid

-Mức bình thường: (0-0,4)x10^3/mm3 ; SI = (0 – 0,4)x10^9/L

-Bạch cầu đa nhân ưa acid cũng có khả năng thực bào nhưng yếu hơn nhiều so với bạch cầu đa nhân trung tính

-tăng bạch đa nhân ưa acid trong các bệnh dị ứng, hen, các bệnh ký sinh trùng

-giảm bạch cầu đa nhân ưa acid trong trạng thái sốc, bệnh Cushing, các trạng thái tủy xương bị tổn thương hoàn toàn

*Tiểu cầu :

-Mức bình thường: (150 – 300) x10^3/mm3 ; SI = (0,15 – 0,3)x10^9/L

-là những tế bào ko nhân, tham gia vào quá trình cầm máu. Khi thành mạch bị tổn thương, tiểu cầu sẽ tập kết tại đó đến khi hình thành nút tiểu cầu bịt kín chỗ bị tổn thương

-Giảm tiểu cầu xuống dưới 100.000/mm3 dễ sinh chảy máu

-Giảm tiểu cầu có thể do suy tủy, do ung thư, do nhiễm độc asen. Nhiều thuốc có thể làm giảm tiểu cầu như : Chloramphenicol, quinidin, heparin…

-nhiều thuốc có thể giảm kết tập tiểu cầu điển hình Aspirin là ức chế ko phục hồi