Xử trí gãy thân xương đùi

0
730
gãy xương

 I. SƠ CỨU

1.1. Giảm đau, chống sốc,phát hiện tổn thương phối hợp:

– Giảm đau: toàn thân bằng Morphin, diclophenac, Felden…

– Phòng và chống sốc bằng truyền dịch,thở oxy

– Phát hiện các tổn thương phối hợp ở ngực, bụng

1.2. Bất động tạm thời

* 3 nẹp:

– 1 nẹp phía ngoài từ hõm nách xuống qua mắt cá ngoài

– 1 nẹp phía trong từ nếp bẹn xuống qua mắt cá trong

– 1 nẹp phía sau từ ngang thắt lưng xuống qua gót chân

* 6 vòng băng:

– Vòng thứ nhất quấn vào đầu trên của nẹp ngoài

– Vòng thứ hai qua thắt lưng quấn vào đầu trên của nẹp sau

– Vòng thứ 3 qua gốc đùi quấn vào đầu trên của nẹp trong

– Vòng thứ 4 quấn trên gối

– Vòng thứ 5 quấn dưới gối

– Vòng thứ 6 quấn qua cổ chân, cố định bàn chân vuông góc với cẳng chân

 

điều trị gãy thân xương đùi

* Có thể dùng các nẹp chính quy như nẹp Diteric, Thomas, ngày nay có các nẹp bằng

chất dẻo, khi dùng bơm lên, rất thuận lợi

* Trong điều kiện thực tế lúc cấp cứu có thể dùng các nẹp tùy ứng như dùng chi đối diện,

thanh tre, gỗ, cành cây, súng trường,… để cố định

1.3. Vận chuyển

VC nhẹ nhàng về tuyến sau, khi có sốc không được vận chuyển ngay

2. ĐIỀU TRỊ THỰC THỤ

2.1.Gãy thân xương đùi trẻ em

* Trẻ mới đẻ:

Bất động bằng bìa cứng hoặc gỗ dán mỏng trong 10 ngày

* Trẻ từ 2 tháng đến 2 năm:

Nắn và bó bột ếch, để 3 tuần

* Trẻ từ 2 đến 6 tuổi

– Bột chậu lưng chân, để 3 – 4 tuần cho gãy ít di lệch

* Trẻ từ 6 đến 14 tuổi

– Bột chậu lưng chân, để 6 -8 tuần cho gãy ít di lệch, dễ kéo nắn

– KLT trực tiếp 4 tuần, sau đó cho tập cử động trên giường, sau 2 tháng cho tập đi, áp

dụng với các gãy ngang, di lệch nhiều nắn chỉnh không được

– Ở trẻ em , không đặt nặng vấn đề phẫu thuật vì xương nhỏ, dễ nắn, và nếu còn di lệch một

phần, can có hơi xấu lệch, khi lớn lên trục xương sẽ lại thẳng dần, kết quả vẫn tốt

Gãy thân xương đùi trẻ em trên 12 tuổi, chỉ định phẫu thuật được đặt ra nếu nắn bó bột

không kết quả, di lệch thứ phát

2.2 Gãy thân xương đùi ở người lớn

a) Điều trị bằng phương pháp bó bột:

– Đối với gãy rạn, gãy không hoàn toàn,bó bột chậu lưng chân để 10 – 12 tuần

b) Kéo liên tục:

* Chỉ định:

– GXĐ nhiều mảnh, gãy di lệch nhiều, gãy hở tới muộn, đã có biến chứng nhiễm trùng

– GXĐ ở những người có các bệnh nội khoa không thể phẫu thuật, phụ nữ có thai

* Kỹ thuật:

– Đặt chân trên khung Braune, xuyên kim Kirschner vào lồi củ trước xương chày hoặc lồi

cầu xương đùi, kéo với trọng lương 1/6 – 1/8 trọng lượng cơ thể.

– Trong thời gian kéo thường xuyên kiểm tra chiều dài xương đùi xem đã đủ chưa bằng

đo và chụp XQ tại giường để đặt sức kéo cho vừa, khỏi di lệch, nếu kéo quá mạnh, 2 đầu

xương toác ra, sau này bị khớp giả

– khi đủ điều kiện phẫu thuật sẽ mổ KHX hoặc sau 3 – 4 tuần bó bột chậu lưng chân

– Nếu KLT điều trị thì kéo trong 6 – 8 tuần, sau đó cho tập cử động tại giường. Sau 3

tháng mới tập đi có chống nạng, sau 4 tháng xương mới liền chắc, tập đứng, đi bỏ nạng

– Ngày nay KLT được dùng để bất động tạm thời và để thuận lợi hơn trước mổ KHX

hoặc trước bó bột

c) Điều trị bằng phương pháp kết xương:

* Đóng ĐNT Kuntscher:

– Chỉ định tuyệt đối cho gãy 1/3G, đường gãy ngang.

– Có 2 kiểu đóng đinh là đóng ngược dòng (có mở ổ gãy) và đóng xuôi dòng (dùng màn

tăng sáng)

* KHX bằng nẹp vít: chủ yếu dùng cho nơi ống tủy rộng 1/3T, 1/3D.

* Ngày nay người ta đóng kín ĐNT

Coppy ghi nguồn : daihocduochanoi.com