Nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn do Salmonella

0
760
nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn do Salmonella

 

Nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn do Salmonella là căn bệnh rất hay gặp, đặc biệt ở những nước nghèo, chậm phát triển, các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Bệnh gây những vụ dịch nhỏ có liên quan đến các tập thể cùng ăn một loại thức ăn bị ô nhiễm (trong gia đình, nhà trẻ, đơn vị bộ đội…)

Nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn do Salmonella

Bệnh lây qua đường tiêu hóa

  • Khi ăn các thức ăn có nguồn gốc động vật bị ô nhiễm Salmonella ( như : thịt, đặc biệt là thịt sống, tái ), sữa, trứng ( gà, vịt ), trai, sò, hến ) trong quá trình chế biến thức ăn.
  • Khi dùng rau sống, hoa quả, nước uống bị nhiễm bởi phân người và súc vật.
Nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn do Salmonella

Biểu hiện của bệnh

Nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn do Salmonella có biểu hiện rất đa dạng.

Sau khi ăn trung bình 12 giờ, tối đa là 2-3 ngày.

+ Thể nhẹ: Không sốt, đi ỉa lỏng vài lần, bụng hơi đau.

+ Thể vừa và nặng: Với 3 hội chứng điển hình là:

  • Hội chứng nhiễm khuẩn nhiễm độc: Thường sốt 38oC – 40oC, có rét run, nhức đầu, mệt mỏi.
  • Hội chứng viêm dạ dày- ruột cấp: Đau bụng vùng thượng vị và quanh rốn. Đôi khi lan tỏa khắp bụng. Buồn nôn và nôn nhiều lần, ỉa chảy chiều lần trong ngày, phân thối, nhiều nước như tháo ra. Ỉa dễ không mót rặn. Trong phân có thể lẫn thức ăn chưa tiêu, đôi khi có ít nhầy và máu.
  • Hội chứng mất nước điện giải: Khát nước, khô môi, mắt trũng, gầy sút. Nếu nặng hơn thì mạch nhanh, nhỏ, huyết áp tụt , thiểu niệu, vô niệu, bụng chướng, chuột rút, chân tay lạnh…

Xử trí

  • Bồi phụ nước và điện giải, hạ sốt, an thần, chống ỉa lỏng ( đôi khi cần thiết khi đi ỉa lỏng quá nhiều )
  • Có thể dùng kháng sinh ở những người bị suy giảm miễn dịch, những thể nặng ở người già, trẻ nhỏ:

+ Ampicilin 1g/lần : 3-4 lần/ ngày× 5-7 ngày cho người lớn

( Trẻ con dùng 100mg/kg/ngày, chia ra làm 3-4 lần uống)

+Ciprofloxacin 500mg: 20mg/kg/ngày × 3-5 ngày

Có thể dùng các kháng sinh khác như Peflacin, Ofloxacin.

Chống chỉ định cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú.

  • Ăn đủ chất dinh dưỡng, không nên kiêng khem quá.
  • Không dùng thuốc chống co thắt vì có thể giảm được các triệu chứng nhưng kéo dài thời gian bị bệnh.
  • Không nên dùng thuốc co mạch, nâng huyết áp khi có dấu hiệu trụy tim mạch vì người bệnh trụy mạch là do mất nước.

Phòng bệnh

  • Không để người mang khuẩn làm ở xưởng chế biến thực phẩm , làm đồ chơi trẻ em.
  • Đảm bảo nguồn nước sạch và vệ sinh trong chế biến thực phẩm và ăn uống.

copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com