Nhiễm acid trong rối loạn cân bằng acid – base

0
1008
cân bằng
cân bằng

RỐI LOẠN CÂN BẰNG ACID-BASE

Nhiễm acid:

-Là tình trạng các acid xâm nhập vào huyết tương từ ngoại bào vào hay từ trong tế bào ra hoặc huyết tương bị mất các muối kiềm làm cho pH giảm xuống.

Phân loại nhiễm acid:

+Theo mức độ:

-Nhiễm acid còn bù:Khi các cơ chế bù(hệ đệm,phổi,thận) trung hoà và loại bỏ acid do vậy pH huyết tương chưa bị giảm.

-Nhiễm acid mất bù:Khi tỷ số 1/20 của hệ đệm bicacbonat thay đổi,pH huyết tương đã giảm.

+Theo nguồn gốc:

-Nhiễm acid hơi: là acid cacbonic,axid này ứ lại do kém đào thải qua phổi làm thay đổi tỷ lệ 1/20.

-Nhiễm acid cố định:Đa số các acid cố định là do quá trình chuyển hoá tạo ra.Do đó còn gọi là nhiễm acid chuyển hoá.Lượng acid quá nhiều sẽ gây nhiễm acid mất bù.

+Theo cơ chế:

-Nhiễm acid sinh lý:Gặp ở một vài trạng thái hoạt động của cơ thể,kèm ứ đọng nhẹ acid,nhưng tình trạng này nhanh chóng được giải quyết bởi hệ đệm,phổi,thận nên vẫn giữ được pH ổn định.

-Nhiễm acid bệnh lý:Gặp ở các trạng thái bệnh lý khác nhau,tuỳ mức độ,có thể làm cơ thể bị nhiễm acid nặng.

Mội vài loại nhiễm acid thường gặp

+Nhiễm acid hơi:

-Nhiễm acid hơi sinh lý:Trong giấc ngủ, trung tâm hô hấp kém nhạy với cacbonic,nó tăng cao trong máu.Trong lao động nặng,cacbonic vượt quá khả năng đào thải.Sự tích đọng này chưa đến mức làm thay đổi pH.

-Nhiễm acid hơi bệnh lý:

  • Trong gây mê sâu,ngộ độc thuốc mê,thuốc ngủ,làm trung tâm hô hấp bị ức chế không còn nhạy cảm với cacbonic như lúc tỉnh.
  • Bệnh hệ tuần hoàn làm giảm máu đến phổi như suy tim phải,suy tim toàn bộ.
  • Bệnh làm tăng khí cặn ở phổi,làm cản trở khuếch tán cacbonic từ máu ra phổi như chướng phế nang,xơ phổi,suy tim trái,hen phế quản.
  • Bệnh đường dẫn khí làm cản trở lưu thông không khí thở,như viêm phế quản,dị vật,phù thanh quản,hen xuyễn.
  • Viêm phổi thuỳ làm thuỳ phổi đông đặc,kém thông khí.
  • Phế quản phế viêm ở trẻ em làm hạn chế trao đổi khí,gây xuất tiết,co thắt phế quản,phổi kém đàn hồi,tích đọng khí cặn.

Hậu quả:Thận tăng hấp thu dự trữ kiềm,tăng đào thải clo.

+Nhiễm acid cố định:Nhiễm acid nội sinh hoặc acid từ ngoại môi(thuốc,dịch truyền),hoặc không đào thải được acid,hoặc mất nhiều muối kiềm.

-Nhiễm acid cố định sinh lý:

  • Trong lao động nặng oxy cung cấp không đủ nên một phần glucid chuyển hoá theo đường yếm khí tạo nên sản phẩm acid lactic tăng trong máu.
  • Trong cơn đói,sự huy động mỡ có thể làm gan đưa vào rất nhiều acid thuộc thể cetonic.

Nhiễm acid cố định bệnh lý:

  • Gặp trong các bệnh có chuyển hoá yếm khí như các bệnh tim mạch và hô hấp.Các bệnh có tăng cường chuyển hoá mà lượng oxy cung cấp không đủ.
  • Tiểu đường do tuỵ:Tăng chuyển hoá mỡ nhưng không vào được chu trình Krebs mà biến thành thể cetonic,gây nhiễm acid nặng.
  • Các bệnh làm mất kiềm:lỗ dò tuỵ,dò mật,suy thận trường diễn,mất kiềm trong tiêu chảy cấp.
  • Tiêu chảy cấp gây nhiễm toan nặng,do phối hợp nhiều cơ chế như:Rối loạn huyết động học gây ứ đọng cacbonic (nhiễm toan hơi),thiếu oxy gây chuyển hoá yếm khí,mất dịch tiêu hoá mang theo nhiều muối kiềm,thận không đào thải được acid,huyết áp hạ.Do đó chống nhiễm acid trong tiêu chảy cấp ở trẻ em cũng cấp cứu tương tự như bồi hoàn nước và điện giải.
  • Bệnh thận:Viêm cầu thận,viêm ống thận,suy thận làm cơ thể không đào thải dược acid.(trung bình mỗi ngày thận đào thải khoảng 50mEq acid nguyên dạng,hoặc muối ammon).
  • Đưa acid vào cơ thể gây nhiễm toan(thuốc,dịch truyền).

Hậu quả:Dự trữ kiềm giảm,tăng đào thải khí cacbonic.

copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

Link tại : Nhiễm acid trong rối loạn cân bằng acid – base