Chàm là một bệnh rất phổ biến, chiếm 10% dân số, chiếm 20 đến 25% trong số các bệnh ngoài da tại các phòng khám da liễu và cũng là một trong những bệnh da nghề nghiệp thường gặp. Bệnh có ở cả hai giới và mọi lứa tuổi.
Bệnh chàm là một hiện tượng viêm bì, thượng bì, nguyên nhân phức tạp, thường phát sinh do một quá trình phản ứng của da trên một cơ địa đặc biệt dễ phản ứng với dị nguyên ở trong hoặc ngoài cơ thể.
Biểu hiện
- Những mụn nước nhỏ li ti như đầu đinh ghim, tập trung thành từng đám trên nền dát đỏ không thâm nhiễm, giới hạn không rõ và tiến triển qua các giai đoạn sau:
- Ban đỏ
- Mụn nước
- Chảy nước
- Đóng vảy tiết
- Bong vảy và da trở về bình thường
Không để lại sẹo.
Có thể ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể
Tái đi tái lại nhiều lần.
- Kèm theo ngứa dữ dội
Điều trị
Nguyên tắc điều trị:
- Bệnh ở thời kỳ cấp tính cần được nghỉ ngơi, ăn giảm muối, giảm chất kích thích, tránh tiếp xúc lại với chất gây bệnh.
- Tránh gãi, tránh dùng xà phòng, hạn chế chà xát lên tổn thương.
- Tránh dùng các thuốc kích ứng mạnh vì có thể gây viêm da thứ phát.
- Tìm nguyên nhân để loại trừ.
Phương pháp điều trị
- Tại chỗ: tùy theo giai đoạn mà chọn dạng thuốc thích hợp:
- Giai đoạn cấp tính: đắp gạc nhỏ dung dịch Rivanol 1%, dd Jarish, đ NaCl 0.9 ‰ tại tổn thương. Nếu nhiễm trùng thì bôi dd sát trùng: xanh methylene 2%, dd Castellani.
- Giai đoạn bán cấp: bôi hồ tetrapred, hồ nước, kem kẽm, kem corticoid.
- Giai đoạn mãn tính: mỡ corticoid ( Flucinar, Dibetalic, Diprosalic), mỡ bong vảy, bạt sừng ( mỡ Salicilic).
- Toàn thân :
- Giải cảm ứng không đặc hiệu: với người lớn vitamin C 1g/ngày, calciclorua 0,5g/ ngày tiêm tĩnh mạch.
- Corticoid: liều cao giảm dần hoặc liều trung bình tùy từng người bệnh.
- Kháng Histamin tổng hợp loại kháng H1:
- Thế hệ 1: Clopheninramin, Dimedrol.
- Thế hệ 2: Semprex, Cetirizine, Loratadin, Fexofenadine.
- Kháng sinh uống hoặc tiêm, phòng và chữa bội nhiễm vi khuẩn. Các vitamin nâng cao sức đề kháng.
Phòng bệnh
Cấp 1: tránh những dị nguyên nghi ngờ gây bệnh, giữ vệ sinh da, dùng thuốc đúng phương pháp và có sự chỉ dẫn của thầy thuốc, tránh gãi, chà xát khi bị các bệnh da khác.
Cấp 2: khi bị bệnh nên điểu trị sớm, tránh gãi, chà xát tổn thương, tránh dùng các thuốc kích ứng da mạnh.
Cấp 3: trường hợp nặng nên cho người bệnh điều trị tuyến chuyên khoa.
copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com
Link bài viết tại : Những điều cần biết về Chàm