Căn nguyên của bệnh chàm ( Eczema )

0
746
Chàm nhũ nhi

Chàm thể địa hay viêm da cơ địa

  1. Chàm thể địa ở trẻ bú mẹ ( nhũ nhi)

    Chàm nhũ nhi

Trung bình bệnh phát kucs trẻ 3-4 tháng tuổi, sớm nhất vào lúc hau tuần tuổi, muộn nhất vào lúc hai tuổi và thường gặp ở trẻ em bụ bẫm, trẻ có tiền sử bố mẹ, anh chị em ruột mắc bệnh chàm (Eczema ) hoặc các bệnh dị ứng khác, bệnh có biểu hiện:

  • Mới đầu tổn thương ở một bên má, sau đó lan sang má bên kia ( đối xứng ), lan lên trán, cằm tạo thành hình móng ngựa, tổn thương có thể lan ra da đầu, thân mình và tứ chi.
  • Tổn thương là dát đỏ, có nhiều mụn nước, trợt, tiết dịch mạnh, ranh giới không rõ, đối xứng hai bên, nhiễm khuẩn thứ phát tổn thương có mủ, vảy tiết, có thể kèm theo đại tiện lỏng hoặc viêm tai giữa.
  1. Chàm thể địa ở trẻ em hoặc thanh thiếu niên

Tổn thương bắt đầu một cách thất thường có thể là : mụn  nước thành đám trên nền da đỏ, dập vỡ, tiết dịch kèm theo ngứa nhiều, nhiều khi sau hai tuổi hoặc đến tuổi đi học tổn thương xuất hiện dưới hình thức sẩn ngứa hoặc các đám mảng ở mặt duỗi các khớp đầu gối, khuỷu tay hoặc phát toàn thân. Tổn thương có tính chất đối xứng và ranh giới không rõ.

  1. Chàm thể địa người lớn

  • Người bệnh bị bệnh chàm từ bé
  • Trong gia đình hoặc bản thân có tiền sử quá mẫn, dị ứng như mắc bệnh chàm hoặc các bệnh dị ứng khác
  • Tổn thương là các sẩn, mảng đối xứng ở các nếp gấp, khoeo chân, khuyủ tay hoặc ở bất kỳ vùng da nào, ranh giới không rõ
  • Tiến triển từng đợt, theo mùa, dai dẳng, tái phát, thỉnh thoảng có đợt cấp với mụn nước mọc thành đám trên nền da dát đỏ, tiết dịch, kèm theo ngứa nhiều
  • Ngoài các triệu chứng kể trên, người bệnh còn có thể có một hay nhiều triệu chứng sau:
  • Khô da
  • Vảy phấn trắng

Chàm tiếp xúc

  • Dị nguyên là yếu tố ngoại giới tiếp xúc trực tiếp vào da, khi tổn thương có mụn nước điển hình, khi không có mụn nước thì gọi là viêm da tiếp xúc
  • Bệnh thường cấp tính, khi tiếp xúc với dị nguyên thì phát bệnh hoặc bệnh nặng lên, khi ngừng tiếp xúc bệnh giảm hoặc ổn định, khi tiếp xúc lại thì bệnh lại tái phát
  • Tổn thương là mụn nước thành đám trên nền da dát đỏ, dập vỡ và chảy nước

    Mụn nước
  • Ở vùng da hở, tương ứng với vật tiếp xúc, đôi khi in hình vật tiếp xúc
  • Ví dụ: dị ứng với găng tay y tế, quai dép cao su, tiếp xúc với phấn hoa, phấn côn trùng..
  • Tìm và loại trừ căn nguyên thì điều trị mới có hiệu quả

Chàm vi trùng

  • Dị nguyên là độc tố của vi trùng
  • Liên quan đến những tổn thương có tính chất nhiễm trùng: trên vết cắn của súc vật, vết đốt côn trùng, mụn nhọt, vết thương trong lao động sinh hoạt..
  • Là những mụn nước thành đám trên nền da đỏ, dập vỡ, rỉ dịch, dịch chảy đến đâu tổn thương lan tới đó, ranh giới rõ, thường không đối xứng
  • Dùng kháng sinh điều trị ổ nhiễm trùng kết hợp với điều trị chàm thì bệnh sẽ khỏi.
  • copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com
  • Link bài viết tại : Căn nguyên của bệnh chàm eczema