1. Cục quản lý Dược
– Chức năng:
Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện pháp luật, chỉ đạo, điều hành các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực dược, bao gồm: thuốc tân dược, vaccine, sinh phẩm y tế (trừ sinh phẩm chẩn đoán invitro), nguyên liệu làm thuốc, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và mỹ phẩm trong phạm vi cả nước
– Nhiệm vụ, quyền hạn:
+ xây dựng chính sách, pháp luật về dược, mỹ phẩm
+ Đăng ký lưu hành thuốc
+ Thử thuốc trên lâm sàng
+ Quản lý kinh doanh thuốc, hành nghề dược
+ Công tác quản lý chất lượng thuốc
+ Quản lý thông tin, quảng cáo thuốc, cảnh giác dược và sử dụng thuốc an toàn hợp lý
+ Quản lý giá thuốc, đấu thầu thuốc
+ Quản lý thuốc đông y, thuốc từ dược liệu
+ Công tác dược bệnh viện
+ Công tác quản lý mỹ phẩm
+ Công tác chỉ đạo tuyến, kiểm tra, thanh tra
2. Phòng nghiệp vụ dược
– Chức năng
Tham mưu, tổng hợp đề xuất và tổ chức thực hiện công việc quản lý nhà nước trong các lĩnh vực Dược, mỹ phẩm trên địa bàn của tỉnh
– Nhiệm vụ, quyền hạn
+ Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển công tác dược
+ Phối hợp với các phòng, đơn vị chức năng trên địa bàn tỉnh để xây dựng kế hoạch và biện pháp đảm bảo có đủ thuốc cho công tác phòng bệnh, chữa bệnh và phòng chống thiên tai dịch bệnh tại địa phương, không để thiếu thuốc xảy ra
+ Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị y tế địa bàn tỉnh thực hiện những quy định về quản lý dược, mỹ phẩm
+ Hướng dẫn kiểm tra việc hành nghề dược, mỹ phẩm trên địa bàn tỉnh
+ Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thực hiện những quy chế chuyên môn về dược trong sản xuất, bảo quản, cung ứng, xuất nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc
+ Phối hợp với các phòng, đơn vị trực thuộc Sở Y tế theo dõi, giám sát các hoạt động thông tin, quảng cáo, giới thiệu thuốc và mỹ phẩm. Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả
+ chủ trì, phối hợp các ngành trong việc phòng chống thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc nhập lậu, thuốc không rõ nguồn gốc, phòng chống việc lạm dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần trong ngành y tế
+ Tham mưu cho lãnh đạo Sở y tế trong việc xử lý các vi phạm về quản lý dược, mỹ phẩm và theo đúng quy định của pháp luật hiện hành
+ Thực hiện thống kê, tổng hợp, báo cáo công tác Dược theo quy định
+ Thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc sở y tế giao cho
3. Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương
– Chức năng
+ Nghiên cứu khoa học
+ Chỉ đạo tuyến
+ Đào tạo cán bộ chuyên ngành
+ Kiệm nghiệm, giám sát chất lượng thuốc (trừ vaccine và sinh phẩm y tế), mỹ phẩm
+ Là trọng tài khi có tranh chấp, khiếu nại về chất lượng thuốc
+ Tham mưu, đề xuất với Bộ Y tế về quy hoạch, phát triển hệ thống kiểm nghiệm và quản lý, giám sát chất lượng thuốc phù hợp với điều kiện phát triển Kinh tế xã hội của đất nước trong từng giai đoạn
– Nhiệm vụ, quyền hạn
+ Lấy mẫu để kiểm tra chất lượng và thẩm định tiêu chuẩn chất lượng thuốc của tất cả các cơ sở
+ Yêu cầu các cơ quan, đơn vị có liên quan cung cấp tài liệu làm căn cứ để xác định chất lượng thuốc như: công thức, quy trình, tiêu chuẩn, phương pháp kiểm nghiệm, hồ sơ kiểm nghiệm và các thông tin khác có liên quan đến chất lượng thuốc
+ Đưa ra kết luận khoa học làm cơ sở pháp lý cho các cơ quan chức năng xem xét, xử lý về tình trạng chất lượng thuốc và nguyên phụ liệu làm thuốc
+ Viện có quyền yêu cầu các cơ quan kiểm nghiệm trên phạm vi toàn quốc báo cáo tình hình hoạt động chất lượng thuốc theo định kỳ hoặc đột xuất để tổng hợp báo cáo Bộ Y tế, các cơ quan cấp trên và các cơ quan liên quan
+ Kiểm tra giám sát các cơ sở kiểm nghiệm thuốc trong phạm vi cả nước về quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật và kiến nghị những giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng thuốc
+ Được phân phối, cung ứng các chất chuẩn, chất đối chiếu và dung dịch chuẩn độ
copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com
Link bài viết tại : Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục quản lý dược, Phòng nghiệp vụ dược và Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương