Thuốc bảo vệ thực vật

0
609
Thuốc bảo vệ thực vật

 

Thuốc bảo vệ thực vật

Khái niệm:

thuốc bảo vệ thực vật là thuốc có nguồn gốc từ thực vất hay tổng hợp hóa học được sử dụng để bảo vệ cây trồng và nông sản, tránh sự tác động của sâu hại.

Phân loại:

phân loại theo 3 nhóm chính.

– Phân loại theo công dụng: thuốc diệt côn trùng,diệt nấm,diệt viruts,diệt cỏ ,diệt chuột….

– Phân loại theo đường xâm nhập: đường tiếp xúc,tiêu hóa,mao mạch,hô hấp,tiêm….

– Phân loai theo bản chất hóa học: + vô cơ

+hữu cơ: -clor:DDT, chlordeconl,lindan…

–  Phospho: monocrotophos,DDVP,clorophos…

–  Carbamat: pyethroid…

–  Sinh học:B,thuringiensis…

Ngoài ra kết hợp giữa phân loại theo công dụng và theo bản chất hóa học :

-thuốc diệt côn trùng

– thuốc diệt cỏ

-thuốc diệt chuột

*Một số thuốc trừ sâu loại PPHC: T.E.P.P (Tetra etyl pỷophosphat),parathion,metyl parathion,dichlorvos,monocrotophos,chlorophos,diazinon,cyanophenphos,malathion,dimethoat, acephat,….

*Thuốc diệt cỏ:Dioxin,D.O.C(dinitro orthocresol),Calci cyanamid,clymo-sate,paraquat,pyanchor,venus,…

* Độc tính dư lượng:

là những chất dặc thù tồn lưu trong lương thực và thực phẩm, trong sản phẩm nông nghiệp và trong thức ăn vật nuôi mà do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gây nên

Dư lượng tính bằng mg chất độc/kg nông sản

Dư lượng tối đa cho phép MRL( Maximum Residue Limits)

– Là lượng chất độc cao nhất được phép tồn lưu trong nông sản không gây ảnh hưởng đến cơ thể người và vật nuôi khi sử dụng nông sản đó làm thức ăn

– Tùy từng loại thuốc mà có quy định MRL khác nhau

Phân loại nhóm độc dư lượng: 3 nhóm độc dư lượng

– Nhóm độc 1(rất độc): dư lượng nhỏ hơn 0,004 mg/kg

– Nhóm độc 2(độc trung bình): dư lượng nhỏ hơn 0,02mg/kg

– Nhóm độc 3(ít độc): dư lượng nhỏ hơn or bằng 0,1mg/kg

* Độc tính mạn tính:

mỗi chất trước khi được xét công nhận là thuốc bảo vệ thực vật đều phải được kiểm tra về nồng độ mạn tính gồm: khả năng tích lũy trong cơ thể người và độc vật máu nóng, khả năng gây đột biến tế bào, khả năng kích thích tế bào khối u ác tính phát triển, ảnh hưởng của hóa chất đến bào thai và gây dị dạng đối với các thế hệ sau…

Tuy nhiên, nhiều thuốc BVTV, sau nhiều thập kỷ sử dụng, người ta mới quan sát và xác định khả năng gây quái thai hoặc gây ung thư

Các nghiên cứu gần đây xác định nhiều thuốc BVTV độc đối với hệ miễn dịch, hoặc gây rồi loạn nội tiết

Ăn phải các chất độc có ADI(Acceptable Daily intake) nhỏ hơn hoặc bằng 0,05mg/kg trong thời gian dài gây ngộ độc mạn.

Để hạn chế tối đa ngộ độc mạn tính các loại hóa chất bảo vệ thực vật, bà con nên lưu ý chỉ sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật trong danh mục, có hiệu quả cao đối với sinh vật gây hại nhưng ít độc đối với người và động vật.

– Khi sử dụng các thuốc nói trên cần tuân thủ nghiêm ngặt các qui tắc vệ sinh an toàn lao động: đi găng tay, đeo khẩu trang, đứng ở đầu gió khi phun thuốc….

– Khi thu hoạch rau củ quả phải chờ hết “thời gian cách ly” là thời gian hóa chất bảo vệ thực vật còn không đáng kể trên rau quả. Rửa sạch và gọt bỏ vỏ rau củ quả khi sử dụng.

– Không rửa dụng cụ phun, đựng hóa chất bảo vệ thực vật hoặc chôn, ném các loại chai lọ, hộp bảo quản các loại hóa chất này một cách tùy tiện dễ gây nhiễm độc môi trường.

– Người tiêu dùng khi sử dụng rau quả nghi là có khả năng đã bị phun thuốc hóa chất bảo vệ thực vật cần rửa sạch, ngâm nước nhiều lần, loại rau quả có vỏ vẫn phải rửa thật sạch rồi mới cắt bỏ vỏ.

copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

link bài viết tại : thuốc bảo vệ thực vật