Rối loạn chức năng của sốt và ý nghĩa sinh vật học của sốt

0
1275
sốt ở trẻ em

Rối loạn chức năng của sốt

A, Thay đổi chức năng thần kinh

Cơn sốt trung bình(38-39) chỉ gây cảm giác buồn ngủ do ức chế vỏ não còn khi thân nhiệt cao hơn thì biểu hiện giống bị nhiễm nóng. Tuy nhiên cùng 1 thân nhiệt, khi bị sốt có triệu chứng nhẹ hơn so với nhiễm nóng và người trưởng thành ít triệu chứng thần kinh hơn, triệu chúng cũng nhẹ hơn so với trẻ nhỏ.

Ngoài ra nếu sốt do nhiễm khuẩn thì tùy từng loại vi khuẩn mà có them biểu hiện khác, ví dụ: sốt thương hàn, phát ban,.. rất nhức đầu còn sốt trong bệnh cúm thì đau xương khớp và cơ bắp…

sốt ở trẻ em

B, thay đổi chức năng tuần hoàn

Sự dự trữ chức năng rất lớn của hệ tuần hoàn hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu vận chuyển oxy và máu cho các cơ quan trong sốt. Cứ tăng nhiệt độ 1 độ thì nhịp tim tăng từ 8-10 nhịp/phút.

Huyết áp thực tế không tăng do tuy tim gắng sức nhưng lại có hiện tượng giãn mạch ngoài da và nhiều nội tạng. Bệnh nhân cao huyết áp ít khi biến chứng trong sốt nhwung bệnh nhân suy tim thì có thể biến chứng do tim quá tải khi sốt cao.

Thực tế, độc tố 1 số vi khuẩn có tác dụng làm rối loạn cho tim: độc tố thương hàn làm nhịp tim chậm lại….

C, thay đổi hô hấp

Tăng thong khí trong sốt phù hợp với tăng nhu cầu oxy và nằm trong phạm vi khả năng thích nghi của hô hấp, nguyên nhân tăng thong khí do thiếu oxy, tăng CO2, các sản phẩm axit trong máu. Tuy nhiên lại gây mất 1 lượng nước đáng kể

Với những người bệnh mạn tính ở phổi hoặc bệnh phổi cấp tính thì không có khả năng cung cấp đủ oxy cho cơ quan dẫn đến tình trạng tím tái, khó thở,..

D, rối loạn tiêu hóa

Hệ tiêu hóa giảm toàn bộ chức năng, mức độ tùy thuộc thân nhiệt. thường gặp:

  • Giảm tiết dịch tiêu hóa
  • Giảm co bóp và nhu động
  • Giảm hấp thu

E, thay đổi tiết niệu

Trong giai đoạn đầu của sốt, xuất hiện tăng nước tiểu do tăng tuần hoàn qua thận và co mạch ngoại vi. ở giai đoạn 2 giảm rõ rệt bài tiết nước tiểu do tác dụng của ADH, dến giai đoạn 3 thì phục hồi, tăng lượng nước tiểu trở lại

F, thay đổi nội tiết

Nhiều tuyến nội tiết có vai trò quan trọng, giúp bảo vệ cơ thể như: thyroxin,adrenalin,noradrenalin làm tăng chuyển hóa; ADH, aldosterone tăng giữ muối nước; cortisol và ACTH chống viêm và dị ứng….

G, tăng chức năng gan

Chuyển hóa tại gan tăng rõ rệt như tăng chuyển hóa năng lượng, tăng chức phận tổng hợp protein…

H, tăng chức phận miễn dịch

Xuất hiện các yếu tố sinh sản tế bào thực bào( bạch cầu đa nhân trung tính). Khả năng thực bào tăng rõ rệt trong sốt, thong qua nhiệt độ cao và sự sản xuất các yếu tố kích thích thực bào

 Ý nghĩa sinh vật học của sốt

  1. a) Ý nghĩa bảo vệ

– hạn chế được quá trình nhiễm khuẩn (tác nhân phổ biến gây sốt) vì khi sốt có tăng số lượng và chất lượng bạch cầu, tăng khả năng sản xuất kháng thể, bổ thể, tăng khả năng chống độc và khử độc của gan. Tăng chuyển hóa… chất gây sốt ngoại sinh có thể có ahij nhưng bản thân các chất gây sốt nội sinh là các cytokine đã được biết rõ có vai trò sinh học quan trong trong miễn dịch

– Thực nghiệm cho thấy diễn biến của bệnh xấu đi nếu như làm giảm phản ứng sốt bằng thuốc hạ nhiệt. ngược lại nếu tiêm cho con vât chất gây sốt rồi mới gây nhiễm khuẫn thì diễn biến của bệnh lại nhẹ hơn và đôi khi không gây được bệnh.

 

b) Ý nghĩ xấu

– các cơ quan có khả năng thích nghi với sự tăng chức năng trong sốt. chỉ khi sốt cao và kéo dài họa sốt ở những cơ thể suy yếu, giảm dự trữ mới dễ gây rối loạn chuyển hóa, rối lại chức phận cơ quan, cạn kiệt dự trữ, gây nhiều hậu quả xấu như suy kiệt, nhiễm độc thần kinh, suy tim, co giật ở trẻ nhỏ….

 

c) Thái độ

– Duy trì một phản ứng bảo vệ tự nhiên của cơ thể, không hạ nhiệt vô nguyên tắc nếu sốt không tở ra nguy hiểm và gây các hậu quả lớn đối với diễn biến và tiên lượng bệnh

– Giúp cơ thể chịu đựng được các hậu quả xấu của sốt và khắc phục hậu quả hơn là cắt sốt (bù nước, trợ tim, bổ sung vitamin….)

– Chỉ can thiệp hạ sốt nếu có hậu quả lơn, quá sức chịu đựng của cơ thể.

copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

Link bài viết tại : Rối loạn chức năng của sốt và ý nghĩa sinh vật học của sốt