SINH LÝ BỆNH ĐIỀU HÒA THÂN NHIỆT-SỐT

0
1831
sốt

Sốt là trạng thái cơ thể chủ động tăng thân nhiệt do trung tâm điều hòa nhiệt bị tác dụng bởi các nhân tố gọi là chất gây sốt đưa đến kết quả tăng sản nhiệt kết hợp với giảm thải nhiệt.

sốt

 Nguyên nhân, cơ chế bệnh, giai đoạn của sốt

3.1. Nguyên nhân

Do chất gây sốt tác dụng lên trung tâm điều hòa nhiệt.
Chất gây sốt có 2 loại là chất gây sốt ngoại sinh và chất gây sốt nội sinh
a) Chất gây sốt ngoại sinh
– Là các sản phẩm của vi khuẩn ( Nội độc tố: lipopolysacarid LPS, ngoại độc tố)
– Sản phẩm của virut
– Nấm, kí sinh trùng
– Tế bào U
– Phức hợp miễn dịch
b) Chất gấy sốt nội sinh
các chất gây sốt ngoại sinh phải thông qua chất gây sốt nội sinh mới có tác dụng
– Đó là các Cytokin do bạch cầu ( chủ yếu là đại thực bào) sinh ra ( hàng đầu là IL-1, IL-6, TNF-a)

3.2. Cơ chế bệnh.

– Các chất gấy sốt ngoại sinh phải thông qua chất gây sốt nội sinh mới có tác dụng
– Thông qua prostaglandin E2 tác động lên thụ thể ở trung tâm điều nhiệt gây ra sốt.
 Tăng sản nhiệt kết hợp với giảm thải nhiệt

3.3. Giai đoạn.

Chia làm 3 giai đoạn: Sốt tăng, sốt đứng và sốt lui
a) Giai đoạn tăng thân nhiệt (sốt tăng)
– Sản nhiệt (SN) tăng và thải nhiệt (TN) giảm làm mất cân bằng nhiệt (SN/TN>1).
– Biểu hiện là sởn gai ốc, tăng chuyển hóa và tăng chức năng hô hấp, tuần hoàn, mức hấp thu oxy của cơ thể tăng gấp 3 hay 4 lần bình thường nói lên tốc độ sinh nhiệt đồng thời có phản ứng giảm thải nhiệt, gồm co mạch dưới da (da nhợt, giảm tiết mồ hôi), tìm tư thế phù hợp, đòi đắp chăn… Trường hợp chất gây sốt có tác dụng mạnh, ta thấy có cả rùng mình, ớn lạnh, run cơ, khiến thân nhiệt tăng rất nhanh.
– Giai đoạn này sử dụng các thuốc hạ nhiệt hầu như không có tác dụng , chườm lạnh cũng ít hiệu quả có khi còn làm mất thêm năng lượng của cơ thể.
b) Giai đoạn thân nhiệt ổn định ở mức cao ( sốt đứng)
– Sản nhiệt không tăng hơn nhưng thải nhiệt bắt đầu tăng lên (mạch da dãn rộng) đạt mức cân bằng với tạo nhiệt (SN/TN=1) và đều ở mức cao. Tuy nhiên chưa đổ mồ hôi
– Biểu hiện: da từ tái trở nên đỏ, nòng nhưng khô ( không mồ hôi); Thân nhiệt ngoại vi tăng do mạch ngoại biên bắt đầu dãn (giúp thải nhiệt); hô hấp; tuần hoàn và sự hấp thu oxy đều giảm so với giai đoạn đầu nhưng vẫn ở mức cao gấp 1.5 hay 2 lần bình thường, thân nhiệt duy trì ở mức cao
– Cơ thể phản ứng với nhiệt độ môi trường giống như người bình thường
c) Giai đoạn thân nhiệt trở về bình thường (sốt lui)
– Sản nhiệt: Ở giai đoạn này bị ức chế dần để trở về bình thường và thải nhiệt tăng rõ (SN/TN <1). Thân nhiệt trở về bình thường.
– Biểu hiện: Giảm tạo nhiệt và tăng thải nhiệt; như vậy, giai đoan này cơ thể phản ứng giống như nhiễm nóng giai đoạn đầu. có thể thấy sự hấp thu oxy và mức chuyển hóa trở về tối thiểu, dãn mạch ngoại vi, vã mồ hôi. Tăng tiết niệu.

 Cơ chế tác động của sốt lên trung tâm điều hòa thân nhiệt

1. Sự điều chỉnh hoạt động của trung tâm điều nhiệt.

– Chất gây sốt thay đổi điểm đặt nhiệt (set point) của trung tâm khiến nó điều chỉnh thân nhiệt vượt 370C hay nhiệt độ 370C được trung tâm coi là bị nhiễm lạnh, do vậy cơ thể phản ứng giống như bị nhiễm lạnh, do vậy cơ thể phản ứng giống như bị nhiễm lạnh. Như vậy trung tâm điều nhiệt trong sốt không “rối loạn” mà vẫn điều chỉnh được nhiệt độ thân nhiệt và vẫn phản ứng đúng quy luật với sự that đổi nhiệt độ của môi trường. khi chất gây sốt hết tác dụng, điểm đặt nhiệt trở về mức 370C, cơ thể phản ứng giống như bị nhiễm nóng. Sốt quá cao trung tâm điều nhiệt mới bị rối loạn, mất khả năng điều chỉnh.

2. các yếu tố ảnh hưởng đến sốt.

– Vai trò của vỏ não: mức độ sốt phụ thuộc vào mức độ hưng phấn của vỏ não, qua đó cũng phụ thuộc vào mức hưng phẫn của hệ giao cảm.
– Vai trò của tuổi: Ở trẻ nhỏ, phản ứng thường mạnh, dễ bị co giật vì thân nhiệt cao. Ngược lại, ở người già phản ứng sốt yếu không thể hiện được mức độ bệnh
– Vai trò của nội tiết: Sốt ở người ưu năng giáp thướng cao, giống như tiêm adrenalin trướng khi gây sốt thực nghiệm. ngược lại, hoormon vỏ thượng thận làm giảm cường độ sốt.

copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

Link bài viêt tại : SINH LÝ BỆNH ĐIỀU HÒA THÂN NHIỆT-SỐT