1. Bệnh nguyên – bệnh sinh
- Tụ cầu có ở rải rác khắp nơi trong tự nhiên: Không khí, đất, nước, trên da, trong họng…
- Tụ cầu sản sinh ra độc tố là tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus).
- Khả năng gây ngộ độc chỉ xảy ra khi ăn thức ăn cùng với vi khuẩn.
- Còn nếu như chỉ ăn vi khuẩn thì không gây ngộ độc.
- Điều đó chứng tỏ ngộ độc là do độc tố của vi khuẩn được sản sinh ra trong môi trường thức ăn với sự hoạt động của vi khuẩn.
- Nơi tồn tại chủ yếu của tụ cầu trong thiên nhiên là da và niêm mạc người
- Khoảng 50% số người khoẻ có mang tụ cầu gây bệnh và không gây bệnh.
- Người khoẻ mang khuẩn ít nguy hiểm hơn người bệnh vì người bệnh thường mang tụ cầu gây bệnh với số lượng lớn, điều kiện lan nhiễm rất dễ dàng qua ho, hắt hơi, sổ mũi.
- Tụ cầu tập trung nhiều nhất ở mũi, rồi đến họng, bàn tay, trong phân người lành cũng có thể có tụ cầu gây bệnh.
- Thấy tụ cầu nhiều nhất ở sữa tươi (14,6%) rồi đến váng sữa và kem (6,8%).
- Sữa đã tiệt khuẩn bằng phương pháp Pasteur tỷ lệ tụ cầu giảm đi rất nhiều, chỉ còn 0,66%.
- Các nguyên liệu làm đồ hộp như cá có thể bị nhiễm tụ cầu sinh độc tố, khi vô khuẩn đồ hộp tụ cầu bị tiêu diệt nhưng độc tố của nó vẫn giữ nguyên.
- Bánh kẹo nói chung có độ đường cao trên 60% các vi khuẩn không phát triển được kể cả tụ cầu. Các loại bánh ngọt có kem sữa thường có độ đường thấp dưới 60% tụ cầu có thể phát triển được và sinh độc tố.
2. Triệu chứng lâm sàng
- Bệnh xảy ra có khi lẻ tẻ, có khi cả một tập thể hàng trăm người cùng bị.
- Bệnh xảy ra có tính đột ngột nhưng kết thúc nhanh.
- Bệnh nhân khỏi hoàn toàn.
- Cá biệt có tử vong ở người yếu do nhiễm một lượng độc tố lớn.
– Ủ bệnh của ngộ độc do tụ cầu ngắn từ 1 – 6 giờ, trung bình là 3 giờ, đây là dấu hiệu quan trọng để chẩn đoán phân biệt với ngộ độc do Salmonella.
– Khởi phát: bệnh nhân thấy
- Chóng mặt, buồn nôn, rồi nôn mửa dữ dội
- Đau bụng quặn và đi ỉa chảy, đau đầu
- Mạch nhanh, nhiệt độ vẫn bình thường hoặc hơi sốt do mất nước.
3. Biện pháp phòng bệnh
- Cần kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho công nhân ngành ăn uống.
- Những người có bệnh về mũi họng, viêm đường hô hấp không được tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, nhất là thức ăn đã nấu chín.
- Những người bị bệnh nhẹ như sổ mũi, hắt hơi… nên tạm chuyển sang làm việc ở bộ phận không tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
- Hàng ngày kiểm tra tay công nhân chế biến, những người bị viêm da chỉ được tiếp tục làm việc khi được phép của cán bộ y tế.
- Cần có biện pháp phòng ngừa nhiễm tụ cầu cho người phục vụ ăn uống và chế biến thực phẩm.
- Đối với thực phẩm nhất là thức ăn đã nấu chín, tốt nhất là ăn ngay nếu không bảo quản lạnh ở 2 – 40C.
- Với các loại bánh ngọt có kem sữa cần thực hiện nghiêm ngặt các quy chế vệ sinh tại nơi sản xuất và nơi bán hàng vì đây là nguyên nhân thường gặp trong các vụ ngộ độc thực phẩm do tụ cầu khuẩn.
copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com
Link bài viết tại : Ngộ độc thực phẩm do tụ cầu