Contents
Thiểu năng tuyến nội tiết
ĐỊNH NGHĨA:
*Thiểu năng nội tiết là khi tuyến không tiết hay tiết không đủ lượng hocmon cần thiết cho cơ thể hoạt động bình thường.
*Ưu năng tuyến nội tiết là khi tuyến đó tăng cường hoạt động và tiết ra 1 lượng nội tiết tố lớn hơn lúc bình thường mà cơ thể không tự điều chỉnh được
NGUYÊN NHÂN THIỂU NĂNG:
Nguyên nhân tại tuyến:
Rối loạn tuần hoàn tại tuyến như tắc mạch, huyết khối
Tổ chức tuyến bị tổn thương do chấn thương, viêm, nhiễm khuẩn…
Rối loạn hoạt động tuyến do suy dinh dưỡng như thiếu iod, tuyến giáp bị thiểu năng gây đần, thiếu dinh dưỡng gây rối loạn tuyến sinh dục
Rối loạn quá trình tự mẫn cảm: tổ chức tuyến hay hormon sinh ra trở thành KN, cơ thể lại tạo ra KT chống lại
Nguyên nhân ngoài tuyến:
Thiểu năng tuyến thượng thận thứu phát do tổn thương tuyến yên, thường kèm theo cả thiểu năng các tuyến khác như tuyến sinh dục, tuyến giáp
Kích thích từ trên xuống có thể bị yếu do tác dụng ngược quá mạnh
CÁCH PHÂN BIỆT:
Thử nghiệm tĩnh cho kq hoạt động của tuyến thấp hơn bình thường như: thiểu năng giáp CHCB giảm, lượng iod kết hợp với protein giảm, thiểu năng tuyến tụy glucoza máu cao.
Thử nghiệm động: trong thiểu năng tuyến người ta thăm dò bằng 1 tác động kích thích.
Nguyên lí là: dùng kích tố bình thường đối với tuyến, quan sát thay đỏi hoạt động của nó.
Nếu nguyên nhân tại tuyến thì tuyến không còn hoạt động nữa, thử nghiệm âm tính.
Nếu tuyến bị ức chế do nguyên nhân từ bên ngoài tì khi bị kích thích nó sẽ đáp ứng, thử nghiệm dương tính.
Nếu là tuyến trực thuộc tuyến yên: dùng kích tố tuyến yên tương ứng như:ACTH để thăm dò tuyến thượng thận. Khi thiểu năng tuyến thì lương 17-hydroxycorticoid hoặc 17-xetosteroid trong nước tiểu không tăng là do nguyên nhân tại tuyến.
Nếu tuyến không trực thuộc tuyến yên như tuyến cận giáp, tuyến tụy, thì kích thích bằng cách thay đổi tính chất của nội môi. Trong thiểu năng tuyến cận giáp gây giảm canxi huyết, canxi huyết giảm rõ mà không trở lại bình thường nhanh, vì tuyến không còn khả năng tiết hocmon để điều canxi dự trữ ra.
HẬU QUẢ CỦA THIỂU NĂNG TUYẾN NỘI TIẾT
Tuyến không hoạt đọng thì teo lại, tổ chức xơ phát triển
Đối với cơ quan nhận cảm gây nên những thay đổi nhất định đặc hiệu biểu hiện trên lâm sàng.
Cơ quan là 1 tuyến thì tuyến đó teo lại
Noi nhận cảm là 1 chất có lượng nhất định trong cơ thể thì sẽ mất cân bằng chất đó như thiếu insulin làm tăng glucoza máu.
Cơ chế phù và các loại phù
- Phù là tình trạng tích nước quá mức trong khoảng gian bào, lòng mạch.
- Các cơ chế gây phù:
+ Tăng áp lực thủy tĩnh: làm nước bị đẩy ra khỏi lòng mạch nhiều hơn nước trở về lòng mạch. Cơ chế này đóng vai trò quan trọng trong phù do suy tim P, T, chèn ép tM, bang nước, phù đáy mắt, giun chỉ.
+ Giảm áp lực thẩm thấu keo huyết tương: cơ chế này đóng vai trò trong các loại phù do giảm pro huyết tương như: suy dinh dưỡng, xơ gan, thận nhiễm mỡ.
+ Tăng tính thấm thành mạch: pro thoát qua vách mạch ra gian bào làm triệt tiêu áp lực keo 2 bên màng làm áp lực thủy tĩnh đẩu nước ra gian bào. Gặp trong phù do dị ứng, côn trùng đốt, viêm, phù phổi.
+ Tăng áp lực thẩm thấu: gây ưu trương, giữ nước, gặp trong viêm cầu thận, suy thận mạn, hội chứng Cohn tăng tiết Aldosteron.
+ Tắc bạch mạch: một phần nước trở về theo đường bạch mạch. Nếu bạch mạch bị ứ tắc gây phù gặp trong viêm bạch mạch, giun chỉ, tắc bạch huyết.
+ Mật độ mô: làm cho phù biểu hiện sớm hay muộn, rõ hay không.
-
Các loại phù thường gặp:
- Phù toàn thân: do tăng thể tích nước và đậm độ muối Na. Cơ chế tham gia trong phù toàn thân là tăng áp lực thủy tĩnh, giảm áp lực keo trong suy dinh dưỡng, bệnh gan, thận nhiễm mỡ, tăng áp lực thẩm thấu chung trong viêm thận.
- Phù cục bộ: không tăng thể tích nước tuyệt đối trong cơ thể mà chỉ phân bố lại nước. Phù cục bộ do những cơ chế cục bộ gây ra như: dị ứng, côn trùng đốt, viêm (tăng tính thấm cục bộ) Chân voi, viêm bạch mạch (tắc bạch mạch). Phồng TM, thắt garo, phù phổi, phù chi dưới khi có thai (tăng áp lực thủy tĩnh cục bộ)
- Phù ngoại bào: ứ dịch trong khoảng gian bào
Phù nội bào: do mất nhiều Na+, ứ nước ngoại bào, thiếu oxy, rối loạn chuyển hóa dẫn đến nhược trương ngoại bào, nước di chuyển vào trong tế bào. Gặp trong suy thượng thận, bệnh Addison, bù nước nhược trương trong khi mất điện giải đáng kể, tăng nước nội sinh do chuyển hóa mạnh (sốt)…
copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com
Link tại : Thiểu năng tuyến nội tiết. Cơ chế phù và các loại phù