Ngộ độc thuốc trừ sâu phospho hữu cơ

0
816
chất độc
thuốc trừ sâu PPHC

* Nguyên nhân gây ngộ độc:

  • ngộ độc qua đường hô hấp: hít vào do cháy kho. Hoặc cháy phương tiện vận tải
  • ngộ độc qua da: khi mang vác, phun thuốc, máy bị hở, đùa nghịch phun vào nhau, rửa tay sơ sài sau khi phun
  • đường tiêu hóa ( đây là đường ngộ độc chủ yếu): uống nhầm, ăn nhầm (do rau cải, hoa quả xử lý bằng phopho hữu cơ ngắn ngày trước khi thu hái).
  •  người bệnh Tự tử
  • ngộ độc do pha vào rượu để làm tăng độ rượu

* Cơ chế gây ngộ độc :

  • các thuốc diệt côn trùng hữu cơ có phospho ức chế enzym cholinesterase làm acetylcholine tích tụ trong máu gây nhiễm độc
  • tác động của độc chất bị hạn định tại chỗ (hít vào thỉ ở phổi, tiếp xúc thì ở da, mắt). Thường hít vào thì tác động nhanh hơn uống

* Triệu chứng ngộ độc

  • chú ý: mùi hơi thở, chất nôn hay chất thấm vào quần áo của nạn nhân có mùi hắc đặc biệt tương tự mùi tỏi
  • về mặt lâm sàng mang tính điển hình phối hợp giữa 2 hội chứng nhiễm độc sau:

A: cường giao cảm kiểu muscarrin( ngược với atropin) gồm các triệu chứng sau:

+ tăng tiết dịch : nước bọt, mồ hôi, phế quản

+ co thắt phế quản gây suy hô hấp cấp

+ nhịp tim chậm có thể dẫn tới ngừng tim

+ đồng tử co có khi chỉ càn nhỏ như đầu kim

B: thần kinh kiểu nicotin:

+ co giật các thớ cơ: mi mắt, cơ mặt, rụt lưỡi, co cơ cổ và lưng, có khi co cứng toàn thân.

+ nặng thì hôn mê

* Trị liệu

  • rửa dạ dày với nhiều nước, nước ấm
  • cho atropin: nếu nặng có thể dùng tới 20-60mg. Tiêm TM 2,5, 10mg cứ 10p 1 lần cho đến khi da nóng, đồng tử giãn 5mm. Sau đó tiêm atropin dưới da và duy trì cho đến khi cần thiết.
  • Co thể dùng P.A.M để giải phóng cholinesterase
  • đặt ống nội khí quản. Hô hấp hỗ trợ có khi kéo dài đến hàng chục ngày
  • chú ý hút đờm dãi
  • chăm sóc dinh dưỡng nhất là trong trường hợp hôn mê và thở máy kéo dài, cho kháng sinh để phòng bội nhiễm.

copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com