Sỏi thận-tiết niệu do nhiều nguyên nhân và nhiều yếu tố phức tạp gây nên.Quá trình hình thành sỏi thường bắt nguồn từ các muối khoáng hòa tan trong nước tiểu.Khi có những rối loạn về mặt sinh lý bệnh học và có các yếu tố thuận lợi như giảm lưu lượng nước tiểu, dị dạng đường tiết niệu, nhiễm khuẩn tiết niệu hoặc có các yếu tố di truyền thì các muối khoáng hòa tan sẽ kết tinh từ một nhân nhỏ rồi lớn dần thành sỏi.
Contents
1 Một số yếu tố thuận lợi thúc đẩy quá trình hình thành sỏi
Một số tác nhân như:
-Urate, pH nước tiểu thấp , uống ít nước, một số sản phẩm chuyển hóa của vi khuẩn hoặc các nguyên nhân dẫn đến cô đặc nước tiểu là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình hình thành sỏi.Khẩu phần ăn có nhiều oxalate cũng là một yếu tố thuận lợi.Tuy nhiên vai trò của thức ăn nhiều calci gây tăng nguy cơ hình thành sỏi là không rõ ràng.Việc hạn chế calci trong khẩu phần ăn ngày nay không phải là phương pháp hữu hiệu để ngăn ngừa sỏi tiết niệu.
-Một số loại thuốc như thuốc lợi niệu quai, glucocorticoid, vitamin D và C là những tác nhân thúc đẩy quá trình hình thành sỏi calci.
-Lợi tiểu nhóm Thiazid, các thuốc salicylat… là những tác nhân thúc đẩy quá trình hình thành sỏi acid uric.
-Khi dùng thuốc như acyclovir,..các thuốc này sẽ lắng đọng lên sỏi đã hình thành và làm sỏi phát triển nhanh và to hơn.
2 Một số loại sỏi hay gặp và cơ chế hình thành sỏi
*Sỏi calci
-Nguyên nhân chính là tình trạng nước tiểu bị quá bão hòa về muối calci do tăng hấp thu calci ở ruột và tăng tái hấp thu calci ở ống thận.Xét nghiệm nước tiểu sẽ thấy calci niệu tăng rất cao.Bình thường mỗi ngày thận đào thải khoảng 300 mg calci.Khi nồng độ calci quá bão hòa thận có thể đào thải khoảng 800-1000 mg với chế độ ăn bình thường.
-Nguyên nhân thứ 2 là giảm citrat niệu.Citrat niệu có tác dụng ức chế sự kết tinh muối của muối calci.Khi có toan máu, nhiễm khuẩn tiết niệu, hạ kali máu thì thường nồng độ citrat giảm. Khi thiếu citrat nước tiểu sẽ bão hòa muối calci tạo điều kiện kết tinh calci.
-Nguyên nhân thứ 3 là nước tiểu có nồng độ oxalat cao đến bão hòa.Thức ăn chứa nhiều oxalat như rau chút chít, đại hoàng hoặc trong trường hợp ngộ độc vitamin C sẽ dẫn tới tình trạng này.Ở những người viêm ruột, cắt một phần ruột non cũng thấy tình trạng tăng oxalat niệu và có thể dẫn đến tình trạng xuất hiện sỏi oxalat, những người có rối loạn hệ thống men chuyển hóa ở gan do di truyền gây tăng bài tiết acid oxalic để tạo thành oxalat cũng dễ tạo thành sỏi oxalat.
*Sỏi acid uric
Nguyên nhân là do nước tiểu quá bão hòa acid uric tạo điều kiện thuận lợi gây sỏi urat và thường có tăng acid uric niệu kèm theo.Sỏi acid uric gặp trong tăng acid uric máu, trong một số trường hợp di truyền.
*Sỏi cystin
Sỏi cystin là do cystin bị đào thải nhiều qua thận nhưng ít hòa tan nên dễ tạo thành sỏi.
3 Vị trí sỏi thường gặp
Sỏi có thể gặp ở nhiều vị trí khác nhau của hệ tiết niệu như sỏi thận, sỏi đài bể thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo…Khi phát hiện sỏi thì các thông số về kích thước, vị trí, các biến chứng gây ra do sỏi cũng như cơ chế hình thành sỏi là hết sức quan trọng giúp thầy thuốc đưa ra phác đồ điều trị cũng như tiên lượng các biến chứng và đưa ra biện pháp phòng chống hiệu quả.
nguồn ghi copy:daihocduochanoi.com
link tại:Các yếu tố thuận lợi cho quá trình tạo sỏi và cơ chế bệnh sinh của sỏi