Contents
Cây Cỏ Nhọ Nồi
Tên khoa học: Eclipta alba Asteraceae
Đặc điểm thực vật của cây:
là Cây cỏ, sống một hay nhiều năm, mọc đứng hay mọc bò, cao 30-40cm. Thân màu lục hoặc đỏ tía, phình lên ở những mấu, có lông cứng. Lá mọc đối, gần như không cuống, mép khía răng rất nhỏ; hai mặt lá có lông. Hoa hình đầu, màu trắng, mọc ở kẽ lá hoặc ngọn thân, gồm hoa cái ở ngoài và hoa lưỡng tính ở giữa. Quả bế có 3 cạnh, hơi dẹt
Thành phần hóa học
Trong cây chứa:
– alcaloid : ecliptin, nicotin
– coumarin lacton là wedelolacton.
Bộ phận dùng:
Cả cây. Thu hái quanh năm. Dùng tươi hay phơi, sấy khô. Khi dùng để nguyên hoặc sao đen.
Công dụng
– Chữa chảy máu bên trong và bên ngoài, rong kinh, băng huyết, chảy máu cam, trĩ, đại tiểu tiện ra máu, nôn và ho ra máu, chảy máu dưới da; còn chữa ban sởi, ho, hen, viêm họng, bỏng, nấm da, tưa lưỡi. Ngày 12-20g cây khô sắc hoặc 30-50g cây tươi ép nước uống.
– Dùng ngoài để cầm máu và trị những bệnh ghẻ lác. Cây cỏ mực cũng còn được sử dụng để xăm mình. Ngoài những tác dụng trên cây cỏ mực còn được dùng để trị bệnh viêm xoang rất hiệu quả.
Cây Mần tưới
Tên khoa học: Eupatorium fortunei Asteraceae
Đặc điểm thực vật của cây:
Cây thuộc thảo, cao trung bình 0,5 -1m. Thân, cành nhẵn, phân nhiều nhánh. Lá mọc đối thuôn dài khoảng 10 cm rộng 2cm, đầu nhọn, có khía răng thưa, vò lá có mùi thơm đặc biệt. Cụm hoa mọc ở ngọn thân và đầu cành, hoa mầu tím hồng, đôi khi mầu trắng, tràng hoa loe dần về phía đầu, mào lông dài 3mm. Quả bế, mầu đen, có 5 cánh lồi.
Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất phơi hay sấy khô (Herba Eupatorii).
Phân bố: Cây được trồng rải rác trong một số vườn ở nông thôn các tỉnh miền Bắc.
Thu hái: Thu hái vào mùa hạ, mùa thu, cắt lấy đoạn ngọn cành có mang lá, rửa thật sạch, phơi trong bóng râm hoặc sấy ở 45-50oC
Thành phần hoá học:
+ Các dẫn chất: coumarin chính danh (= benzo αpyron) và ayapin.
+ Các chất khác ở dạng lỏng: 2-hydroxy-4 methyl acetophenon, 8,10, epoxy-9-acetoxy-thymol-angelat, 9-isobutyryloxy-8,10-dihydroxy thymol, 9-ange-loyloxy-8,10-dihydroxy-thymol.
Công năng, Công dụng:
Tác dụng hoạt huyết, phá ứ huyết, lợi tiểu, tiêu thũng, sát trùng.
+ Chữa sốt, chữa mụn nhọt, lở ngứa.
+ Nhân dân ta thường dùng lá Mần tưới non ăn sống, ăn gỏi như các loại rau thơm. Cũng dùng lá nấu canh ăn cho mát, giải nhiệt, giải cảm. Lá cũng dùng hãm uống lợi tiêu hoá, kích thích ăn ngon miệng và làm rau thơm.
Copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com
Link bài viết tại : Cây nhọ nồi và cây mần tưới