Chiết xuất Coumarin trong dược liệu

0
1248
dược liệu

Cách Chiết xuất dược liệu

Dược liệu chứa Coumarin thường nói chung: dễ chiết (do coumarin kém phân cực)

Có thể Dùng dãy dung môi phân cực dần :

 ta thu được coumarin sẽ ra ở các phân đoạn đầu.

đôi khi : Lắc, thu dịch Et2O  thu được tinh thể

Có thể Dùng kiềm loãng :

dịch chiết kiềm, cô đặc, acid hóa thu được coumarin kết tinh.

– Có thể loại tạp bằng dung dịch chì acetat

(trừ khi coumarin có o-diOH ở C6, C7).

– Có thể phân lập, tinh chế bằng SKC si-gel.

– Đôi khi : vi thăng hoa (nếu coumarin bền nhiệt)

– Có thể theo dõi coumarin trên si-gel với phổ UV 365 nm

(phát huỳnh quang xanh dương / xanh lục sáng)

Cây chứa dược liệu có Coumarin

Cây Mù U

Tên Khoa Hoc: Calophyllum inophyllum L., họ Clusiaceae

Đặc điểm thực vật của cây: Cây gỗ cao 10-20m, vỏ cây tiết nhựa màu vàng xanh. Lá thuôn dài, mọc đối, mặt lá bóng. Hoa lưỡng tính, mẫu 4, cánh hoa trắng, nhị vàng, thơm

Thành phần hóa học có trong cây:

Dầu hạt mù u chứa tinh dầu, nhựa, coumarin

Coumarin (thuộc dẫn chất 4-phenylcoumarin)

Tác dụng dược lý của cây:

  Calophyllolid có tác dụng chống viêm

Calophyllolid cũng có tác dụng chống đông máu giống dicoumarol

Dầu mù u tinh chế đã được bào chế thành chế phẩm dùng ngoài: chóng lành sẹo, chóng lên da non, chữa bỏng hoặc bôi chữa hủi

Nhựa cây dùng làm thuốc chữa bệnh ngoài da

Cây Mần Tưới

Cây Mần Tưới

Tên khoa học: Eupatorium fortunei Asteraceae

Đặc điểm thực vật của cây:

Cây thuộc thảo, cao trung bình 0,5 -1m. Thân, cành nhẵn, được chia phân nhiều nhánh. Lá mọc đối thuôn dài khoảng 10 cm rộng 2cm, đầu nhọn, có khía răng thưa, vò lá có mùi thơm đặc biệt. Cụm hoa mọc ở ngọn thân và đầu cành, hoa mầu tím hồng, đôi khi mầu trắng, tràng hoa loe dần về phía đầu, mào lông dài 3mm. Quả bế, mầu đen, có 5 cánh lồi.

Bộ phận dùng của cây:

Phần trên mặt đất phơi hay sấy khô (Herba Eupatorii).

Phân bố: Cây được trồng rải rác trong một số vườn ở nông thôn các tỉnh miền Bắc.

Thu hái: Thu hái vào mùa hạ, mùa thu, cắt lấy đoạn ngọn cành có mang lá, rửa thật sạch, phơi trong bóng râm hoặc sấy ở 45-50oC

Thành phần hoá học có trong cây:

+ Các dẫn chất coumarin: coumarin chính danh (= benzo αpyron) và ayapin.
+ Các chất khác ở dạng lỏng: 2-hydroxy-4 methyl acetophenon, 8,10, epoxy-9-acetoxy-thymol-angelat, 9-isobutyryloxy-8,10-dihydroxy thymol, 9-ange-loyloxy-8,10-dihydroxy-thymol.

Công năng và tác dụng: Tác dụng hoạt huyết, phá ứ huyết, lợi tiểu, tiêu thũng, sát trùng.

Công dụng và cách dùng:

+ Chữa sốt, chữa mụn nhọt, lở ngứa.

+ Nhân dân ta thường dùng lá Mần tưới non ăn sống, ăn gỏi như các loại rau thơm. Cũng dùng lá nấu canh ăn cho mát, giải nhiệt, giải cảm. Lá cũng dùng hãm uống lợi tiêu hoá, kích thích ăn ngon miệng và làm rau thơm.

Người ta cũng dùng Mần tưới để trừ ho gà, mạt gà, rệp, mọt, bọ chó. Ðặt cành lá Mần tưới vào hũ đựng đậu xanh, đậu đen, cau khô để trừ mọt và sâu, hái cành lá Mần tưới cho vào ổ gà, ổ chó sau khi đã làm vệ sinh sẽ trừ được bọ gà, bọ chó có trong ổ, cứ vài ngày lại làm vệ sinh và thay lá một lần. Giường có rệp sau khi giũ và diệt rệp, rải cành lá Mần tưới dưới chiếu vài lần sẽ diệt hết rệp.

Coppy ghi nguồn : daihocduochanoi.com