Chuyển hóa nước và điện giải trong cơ thể.

0
1102
nước và điện giải

1. VAI TRÒ CỦA NƯỚC VÀ ĐIỆN GIẢI

1.1. Vai trò của nước

– Nước tham gia cấu tạo cơ thể: chiếm 60 – 80% TLCT, cơ thể càng non thì tỷ lệ nước càng lớn

– Duy trì khối lượng tuần hoàn, qua đó duy trì huyết áp

– Làm dung môi hòa tan cho các chất, tham gia vận chuyển, trao đổi các chất với môi trường bên ngoài

– Làm môi trường, trực tiếp tham gia các phản ứng hóa học

– Tham gia điều hòa thân nhiệt

– Nước có chức năng bảo vệ cơ thể

+ Giảm ma sát giữa các màng

+ Tránh sang chấn: dịch não tủy

1.2. Vai trò của các chất điện giải

– Quyết định chủ yếu áp lực thẩm thấu của cơ thể

– Tham gia các hoạt động chức năng của cơ thể: Ca++ tham gia dẫn truyền TK, Fe++ trong vận chuyển O2…

– Tham gia cấu tạo cơ thể: tế bào, mô, hormone…

– Tham gia bình ổn protein ở trạng thái keo trong tế bào và mô.

2. CÂN BẰNG XUẤT – NHẬP NƯỚC VÀ ĐIỆN GIẢI

2.1. Cân bằng xuất nhập nước

* Nhập nước:

– Nội sinh: do chuyển hóa trong cơ thể tạo ra, trung bình 300 ml/ngày

– Ngoại sinh: do thức ăn, nước uống (từ 1,6 – 3,5 lít tùy thời tiết, cường độ lao động)

– Trung bình 1 ngày cơ thể cần 2 – 2.5 lit nước

* Xuất nước:

– Do hơi thở: 0.4 – 0.7 lit (TB 0.5 lit)

– Do mồ hôi: 0.2 – 1 lit.

– Nước tiểu: trung bình 1.4 lit

– Phân: không đáng kể khoảng 0.1 lit (trừ trường hợp tiêu chảy)

chuyển hóa nước

2. Cân bằng xuất nhập muối

* Nhập muối: chủ yếu qua thức ăn, nước uống

– Hàng ngày cần 10 – 20 g muối trong đó chủ yếu là NaCl. Các muối khác Ca, Mg, K có trong thực phẩm.

* Xuất muối: Chủ yếu qua đường nước tiểu, mồ hôi, thải qua phân rất ít.

* Hấp thu và đào thải cân bằng nhau.

3. SỰ PHÂN BỐ, TRAO ĐỔI MUỐI, NƯỚC GIỮA CÁC KHU VỰC TRONG CƠ THỂ

3.1. Sự phân bố

* Nước (nếu lấy tỷ lệ nước 65% TLCT):

– Nội bào 45% (9), gian bào 15% (3), lòng mạch (1)

* Muối:

– Nồng độ Na+ ngoài tế bào cao gấp 14 lần trong tế bào

– Nồng độ K

+ trong tế bào cao gấp 40 lần ngoài tế bào

– Nồng độ protein trong lòng mạch cao hơn ngoài gian bào

– Cl- ngoài tế bào cao, PO4 trong tế bào cao

3.2. Trao đổi giữa gian bào và lòng mạch

* Vai trò của vách mạch – áp lực thẩm thấu

– Vách mạch cho nước và các phân tử có TLPT < 68.000 đơn vị qua lại tự do, không cho protein đi qua.

– Áp lực thẩm thấu: do các tiểu phân hòa tan trong dung dịch, có tác dụng giữ và kéo nước vào phần dịch mà nó chiếm giữ. ALTT cân bằng giữa trong và ngoài lòng mạch.

* Vai trò áp lực thủy tĩnh: là áp lực của dòng máu ép vào thành mạch do tác dụng của lực bóp của tim, có tác dụng đẩy nước từ trong lòng mạch ra ngoài gian bào.

* Áp lực keo: tạo nên bởi protein, có tác dụng giữ nước

* Sơ đồ trao đổi muối, nước giữa lòng mạch và gian bào

– Đầu mao mạch: nước ra ngoài, trung bình 300 lit/ngày

– Giữa mao mạch: vẫn xảy ra quá trình trao đổi nước.

– Cuối mao mạch: nước vào, 1 lượng nhỏ vào tuần hoàn bạch huyết để về

tuần hoàn chung.

 

3.3. Trao đổi giữa gian bào và tế bào

* Màng tế bào: là màng bán thấm, cho nước qua lại tự do nhưng không cho ion, protein qua lại.

– Protein trong tế bào cao hơn nhiều dịch gian bào

– Điện giải 2 bên rất khác nhau do hoạt động của bơm Na-K: Na+ ngoài tế bào gấp 14 lần trong tế bào, K+ trong tế bào gấp 40 lần ngoài tế bào. Tuy nhiên tổng lượng chúng tương đương nhau nên ALTT 2 bên bằng nhau.

– Nước qua lại tự do, phụ thuộc áp lực thẩm thấu

4. ĐIỀU HÒA KHỐI LƯỢNG NƯỚC VÀ ÁP LỰC THẨM THẤU

4.1. Cơ chế thần kinh

* Trung tâm khát:

– Nhân bụng giữa nằm ở vùng dưới đồi, khi bị kích thích sẽ có cảm giác khát.

– Yếu tố kích thích: tình trạng tăng ALTT ngoài gian bào

* Cảm thụ quan:

– Cảm thụ quan với ALTT ở xoang ĐM cảnh, nhân trên thị gây tiết ADH

– Cảm thụ quan với khối lượng nước gây tiết Aldosterol

– Vai trò của thần kinh – cảm giác khát

4.2. Cơ chế thể dịch

* ADH

– Thùy sau tuyến yên

– Tác dụng: tăng tái hấp thu nước ở ống lượn xa

– Yếu tố kích thích: tăng ALTT kích thích cảm thụ quan

* Aldosteron

– Hormon vỏ thượng thận

– Tác dụng: tăng tái hấp thu Na+ ở ống lượn xa

– Yếu tố kích thích:

+ Tình trạng giảm khối lượng nước ngoài tế bào

+ Tình trạng giảm Na+ ở khu vực ngoại bào

+ Tình trạng tăng tiết của hệ Renin-Angiotensin

copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

Link bài viết tại : chuyển hóa nước và điện giải trong cơ thể