Rối loạn chuyển hóa nước và điện giải.

0
1553
chăm sóc da

Nước và các chất điện giải có vai trò rất quan trọng trong cơ thể  ví dụ như trong việc cấu tạo cơ thể, điều chỉnh khối lượng tuần hoàn và điều chỉnh huyết áp, rối loạn chuyển hóa nước và điện giải sẽ gây ra những hậu quả nguy hại.

RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA NƯỚC VÀ ĐIỆN GIẢI

1. Rối loạn chuyển hóa nước

* Mất nước

– Xảy ra khi mất cân bằng giữa lượng nước nhập và xuất do cung cấp không đủ hoặc mất ra ngoài quá nhiều.

– Phân loại

+ Theo mức độ:

Độ I: < 10%

Độ II: 10-15 %

Độ III: 15-20 %

mất nước

+ Theo lượng điện giải mất kèm theo nước:

Mất nước ưu trương (tăng thông khí, đái nhạt…)

Mất nước đẳng trương (mất máu, nôn…)

Mấy nước nhược trương (bệnh Adison do giảm THT muối)

+ Theo khu vực bị mất nước:

Mất nước ngoại bào

Mất nước nội bào (ưu năng thượng thận, đái nhạt…) khát, mất nước nội bào

– Một số trường hợp mất nước:

+ Do mồ hôi: là mất nước ưu trương, tuy nhiên lượng muối mất đi cũng đáng kể –> nếu chỉ bù nước sẽ dẫn đến tình trạng nhược trương.

+ Do sốt:

 

+ Mất nước do nôn: mất nước đẳng trương

+ Mất nước do thận: đái nhạt

+ Mất nước do tiêu chảy cấp

Không hấp thu được nước

Mất dịch tiêu hóa: dịch tiêu hóa là đẳng trương, mỗi ngày khoảng 8 lít và được tái hấp thu lại. Khi bị viêm hoặc ngộ độc sẽ kích thích tăng tiết phản ứng.

 

* Tích nước

– Ngộ độc nước: do truyền quá nhiều cho bệnh nhân (đau đầu, buồn nôn, co giật…)

– Phù-thũng: phù (tích nước ở gian bào), thũng (tích nước ở các khoang tự nhiên)

– Cơ chế:

+ Tăng áp lực thủy tĩnh (chèn ép tĩnh mạch, Garo…): làm tăng lượng nước thoát ra ở đầu mao mạch, đồng thời giảm hấp thu nước vào ở cuối mao mạch ứ nước ngoài gian bào.

 

 

+ Giảm áp lực keo huyết tuơng (suy dinh dưỡng, suy gan, hội chứng thận hư…): làm giảm khả năng giữ nước của protein trong lòng mạch.

+ Tăng ALTT (viêm cầu thận, suy thận, tăng tiết Aldosterol…): gây giữ muối và giữ nước  ứ nước gian bào và lòng mạch.

+ Tăng tính thấm thành mạch (một số trường hợp bệnh lý giải phóng các chất gây giãn mạch như khử hạt tế bào mast, bạch cầu ưa kiềm, nọc độc côn trùng, hoạt hóa bổ thể…): protein từ lòng mạch đi ra ngoài kéo theo nước.

+ Tắc mạch bạch huyết.

Một số loại phù:

+ Phù toàn thân

+ Phù cục bộ

+ Phù ngoại bào

+ Phù nội bào

2. Rối loạn cân bằng điện giải

* Rối loạn cân bằng Na+

– Giảm Na+

+ Thường do mất Na+ qua đường tiết niệu, tiêu hóa, mồ hôi…

+ Hậu quả: nhược trương dịch ngoại bào

– Tăng Na+

+ HC Cohn… giữ nước, tăng HA

 

* Rối loạn cân bằng K+

– Duy trì tính kích thích của sợi cơ nhất là cơ tim

– Nhu cầu: 4-5 g/ngày

– Giảm K

+

+ Thiếu cung cấp, mất theo dịch, do thận

+ Hậu quả: Mỏi cơ, yếu cơ, mất phản xạ gân xương Giảm nhu động ruột Nhịp tim nhanh – Tăng K

+ Ăn nhiều, uống nhiều kali, từ tế bào ra (vỡ TB…)

Hậu quả: nguy hiểm (tim chậm, rung thất, có thể ngừng tim…)

 

* Rối loạn cân bằng Ca++

– Giảm Ca++

+ Suy cận giáp, kém hấp thu ở ruột

+ Hậu quả: Co giật tự phát, có thể ngừng hô hấp Giảm nhẹ và kéo dài gây còi xương

– Tăng Ca+ +

+ Cường cận giáp, ngộ độc vitamin D

+ Hậu quả: gây giảm dẫn truyền thần kinh-cơ

copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

Lin bài viết tại : Rối loạn chuyển hóa nước và điện giải