Một số phương pháp điều trị thay thế thận trong suy thận mạn

0
967
CHẠY THẬN NHÂN TẠO

Điều trị thay thế thận được chỉ định khi mức lọc cầu thận < 15 ml/phút

                1 Lọc máu ngoài thận

                     *Thận nhân tạo chu kỳ

-Dùng máy chạy thận nhân tạo và màng lọc màng bụng chu kỳ để lọc bớt các sản phảm chuyển hóa và nước trong máu ra khỏi cơ thể.

-Đào thải nhanh các sản phẩm chuyển hóa và chất độc như các nito phi protein ( ure, creatinin, acid uric).

-Tình trạng mạch máu còn tốt để làm cầu thận ( AV Fistula) nối thông động mạch và tĩnh mạch ( thường đặt ở mạch quay).

CHẠY THẬN NHÂN TẠO

– Biến chứng cấp tính: Hạ huyết áp, co giật, chuột rút do hạ calci máu, đau đầu do hội chứng mất thăng bằng sau lọc máu,dị ứng do nội độc tố…Tan máu, tắc mạch khí, chảy máu, tụ máu vị trí chọc, nhiễm khuẩn, rách màng lọc….

-Biến chứng khi lọc máu kéo dài, suy tim, viêm đa dây thần kinh, bệnh não do ứ nhôm, thiếu máu nặng, loãng xương, nhiễm bột  các cơ quan do ứ đọng beta 2 microglobulin.

                       *Lọc màng bụng liên tục ngoại trú

-Sử dụng chính màng bụng của bệnh nhân để làm màng lọc đào thải các sản phẩm chuyển hóa và các chất độc hại ra khỏi cơ thể hàng ngày thông qua dịch lọc.

-Mỗi ngày trung bình cần thay dịch lọc 4 lần.

-Luôn tồn tại một ống thông trong ổ bụng.

-Đưa vào cơ thể bệnh nhân từ 1 đến 3 lít dịch thẩm phân chứa các chất điện giải và các chất tạo áp lực thẩm thấu như Dextrose.

-Các chất chuyển hóa và nước dư thừa sẽ đi qua màng lọc ( màng bụng) của bệnh nhân và đào thải ra ngoài thay khi thay dịch.

-Ưu điểm:

+Quá trình lọc máu xảy ra liên tục, có thể tránh những biến đổi nước, điện giải cho bệnh nhân, tình trạng sinh hóa máu của bệnh nhân ổn định hơn, tránh được hội chứng mất thăng bằng khi tiến hành lọc, đào thải các độc tố tốt hơn, không phải sử dụng heparin toàn thân, không tiếp xúc với các vật liệu lạ, tránh hiện tượng lây chéo một số bệnh giữa các bệnh nhân do sử dụng quả lọc không được khử khuẩn đúng tiêu chuẩn, kiểm soát thiếu máu tốt hơn, không cần làm cầu nối thông động tĩnh mạch (AVF)

+Được chỉ định ưu tiên đối với những bệnh nhân suy tim nặng, những bệnh nhân làm thông động tĩnh mạch khó khăn do một số nguyên nhân như dễ nhiễm trùng, đặc biệt là bệnh nhân đái tháo đường.

-Hạn chế

+Phương pháp này sử dụng màng bụng của bệnh nhân là màng lọc gây tổn thương màng bụng, viêm màng bụng, thiểu dưỡng, tăng áp lực trong ổ bụng, thoát vị…

+Dễ bị ứ trệ nước điện giải, có nguy cơ lọc không đầy đủ sau vài năm, bắt buộc thực hiện hàng ngày, ảnh hưởng đến thời gian cũng như khả năng lao động, ảnh hưởng đến môi trường và gia đình, đòi hỏi kỹ năng và hiểu biết tốt.

                2. Ghép thận

GHÉP THẬN

                                -Nguồn thận ghép:

+Từ người sống ( cùng huyết thống hoặc không cùng huyết thống), từ những người mất não, chết lâm sàng.

-Người cho thận cùng huyết thống có tỷ lệ ghép thành công cao hơn nhiều so với thận không cùng huyết thống.

-Sau khi ghép thận, bệnh nhân suy thận mạn cảm thấy dần khỏe mạnh như người bình thường, người bệnh có thể sinh hoạt, lao động gần như bình thường, ăn uống không phải kiêng nhiều thứ như trước.

 

nguồn ghi copy: daihocduochanoi.com

link tại:Một số phương pháp điều trị thay thế thận trong suy thận mạn