1 . Quá liều Insulin
Sự hấp thu Insulin sau mỗi lần tiêm ở các bệnh nhân là rất khác nhau.Các yếu tố phối hợp có thể làm tăng nồng độ đỉnh trong huyết tương, tốc độ hấp thu từ da và thời gian tác dụng xấp xỉ 30%.Do đó ở bệnh nhân đái tháo đường tiêm 20 đơn vị 2 lần/ ngày trong một tháng có khoảng hai lần nồng độ Insulin đạt đỉnh cao hơn mức bình thường tương ứng với người tiêm 32 đơn vị 2 lần/ ngày.Các thay đổi không mong muốn này thường không ngăn ngừa được, sự thay đổi khả năng hấp thu Insulin dẫn đến tình trạng tăng Insulin huyết tương đối hoặc tuyệt đối và là nguyên nhân chính gây hạ đường huyết .Insulin tương đối còn gặp do giảm tính kháng Insulin khi bị nhiễm trùng hoặc phụ nữ có thai, hoặc do tăng nhạy cảm với Insulin ( xảy ra khi cân nặng giảm hay vận động quá mức).Sự hấp thu của cơ thể với các loại Insulin khác nhau thì khác nhau.Do đó khi thay đổi thuốc mà không có sự kiểm soát của bác sĩ hay thay đổi thời gian bữa ăn khi thay đổi thuốc cũng là nguyên nhân dẫn đến hạ đường huyết.
2 . Giảm khẩu phần hay thay đổi giờ ăn
Nồng độ Insulin thường tăng sau ăn làm giải phóng glucose của gan và làm tăng tốc độ sử dụng glucose của cơ thể gấp 3 đến 5 lần. Do đó, nếu bệnh nhân không ăn hoặc thay đổi giờ ăn sẽ làm giảm hoặc chậm hấp thu, sẽ làm giảm đường huyết.
3 . Gắng sức
Ở những người bình thường nặng 60 kg, khi tập gắng sức 60-75% mức tối đa tốc độ tiêu thụ glucose gấp 3-5 lần khi nghỉ ngơi.Tuy nhiên, nồng độ đường máu vẫn ổn định là do gan tăng giải phóng glucose để đáp ứng mức độ tiêu thụ glucose ở cơ.Sự giải phóng này nhờ 2 yếu tố: do tăng cathecholamin và glucagon làm tăng phân hủy glycogen và tăng tạo glucose mới và tăng cathecholamin và một số yếu tố thần kinh làm ức chế sản xuất Insulin.Sự giảm nồng độ Insulin trong huyết tương có thể làm tăng giải phóng glucose từ gan do cơ chế điều hòa ngược có liên quan đến hormon.
Bệnh nhân đái tháo đường type I thường có hạ đường huyết trong khi gắng sức.Điều này có thể giải thích do giảm giải phóng glucose từ gan và không có tác dụng ức chế sản xuất Insulin khi gắng sức.Mặt khác, khi gắng sức làm tăng hấp thu Insulin từ nơi tiêm do đó khi gắng sức làm tăng nồng độ Insulin huyết.
Trong trường hợp gắng sức kéo dài và gắng sức nhiều, tăng tốc độ sử dụng Glucose có thể kéo dài vài giờ sau gắng sức.Tuy nhiên, nếu gắng sức trong khi giảm Insulin huyết nặng hoặc không hấp thu Insulin từ vị trí tiêm có thể làm tăng nồng độ Glucose huyết cao dẫn đến toan ceton nặng ở những bệnh nhân đái tháo đường type I.
4 .Rượu
Rượu làm tăng nguy cơ hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường type I do hai lý do:
+Do rượu ngăn cản quá trình tân tạo Glucose là yếu tố chính giúp duy trì đường huyết khi không có hấp thu Glucose từ thức ăn.
+Rượu làm mất hay lẫn lộn các triệu chứng cảnh báo tình trạng hạ đường huyết, đặc biệt là khi bệnh nhân say rượu đi ngủ đặc biệt nguy hiểm vì tốc độ tân tạo glucose là yếu tố quan trọng nhất để duy trì nồng độ glucose huyết ngăn ngừa hạ đường huyết sau một đêm không ăn.
nguồn ghi copy: daihocduochanoi.com
link tại:Những nguyên nhân gây hạ đường huyết cần biết