Những điều cần biết về triệu chứng lâm sàng của bệnh quai bị
Contents
1 . Thể thông thường điển hình
*Thời kỳ ủ bệnh
-Thường kéo dài trung bình là 18-21 ngày, thời kỳ này chưa có biểu hiện triệu chứng lâm sàng.
*Thời kỳ khởi phát
Bệnh thường khởi phát đột ngột cấp tính với các triệu chứng
Sốt cao đột ngột 38-39 độ C, đau mỏi toàn thân, đau nhức các khớp.
Đặc biệt bệnh nhân đau xung quanh ống tai ngoài, đau tăng khi nhai, nói và há miệng
Thăm khám cần đặc biệt chú ý ba điểm của Rilliet, Barthez rất có giá trị trong gợi ý chẩn đoán sớm.
-Điểm khớp thái dương hàm
-Điểm vùng mỏm chũm
-Điểm hạch dưới hàm
*Thời kỳ toàn phát
Viêm tuyến nước bọt mang tai thường gặp nhất chiếm 70 % các trường hợp.
Tuyến sưng rất to lan ra xung quanh làm mất rãnh trước và rãnh sau tai, có khi làm biến dạng mặt: mặt phình ra, cổ bạnh như rắn hổ mang.
Da vùng tuyến sưng căng bóng, không đỏ, không nóng, đau, có tính chất đàn hồi.
Bệnh nhân thường bị viêm hai bên cách nhau vài giờ đến vài ngày, tỷ lệ sưng ở cả hai bên so với một bên là 6/1.
Viêm tuyến dưới hàm, dưới lưỡi thường đi kèm với viêm tuyến nước bọt mang tai, rất ít trường hợp riêng biệt
Tuyến sưng to làm cằm trễ xuống có nhiều trường hợp lan xuống dưới gây phù nề trước xương ức.
Viêm đỏ miệng lỗ Stenon ( dấu hiệu Mourson) ấn không có mủ chảy ra.
Một số triệu chứng khác:
-Đau hàm khi nhai hoặc nói.
–Sưng to hạch góc hàm.
-Sốt.
*Thời kỳ hồi phục
Sau một tuần, triệu chứng sốt giảm và hết, tuyến nước bọt bớt sưng các triệu chứng khác cũng lui dần rồi hết hẳn.
2. Thể có biểu hiện ngoài tuyến nước bọt mang tai
2.1 Thể viêm tinh hoàn
Thường gặp ở tuổi dậy thì chiếm 15-30% các trường hợp
Viêm tinh hoàn thường đi kèm với các triệu chứng viêm tuyến nước bọt mang tai, tuy nhiên cũng có trường hợp xuất hiện đơn độc.
Thông thường sau khi tuyến nước bọt mang tai bị sưng 1-2 tuần bệnh nhân có biểu hiện sốt trở lại.
Tinh hoàn sưng to gấp 3-4 lần so với bình thường và rất đau.
Da bìu căng nề, đỏ mọng và sờ có cảm giác chắc.
Trường hợp nặng có thể dẫn đến viêm thừng tinh, viêm mào tinh và tràn dịch màng tinh hoàn.
Thể này hay gặp ở một bên, có có những trường hợp viêm tinh hoàn cả hai bên, sau 3-4 tuần tinh hoàn mới hết sưng đau.
Phải hai tháng sau mới cơ thể biết tinh hoàn có bị teo hay không ( trường hợp này rất ít gặp chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 5/1000 bệnh nhân bị viêm tinh hoàn có biểu hiện teo tinh hoàn).Trong trường hợp teo cả hai bên tinh hoàn thì nguy cơ vô sinh cao.
2.2 Tổn thương thần kinh
Viêm màng não chiếm khoảng 10-16% các trường hợp, rất hay gặp ở trẻ em
Thường xuất hiện sau khi viêm tuyến nước bọt 3-10 ngày, bệnh nhân có biểu hiện sốt cao đột ngột, đau đầu, buồn nôn, nôn vọt, trẻ nhỏ thường có biểu hiện co giật, cứng gáy
Khám lâm sàng thấy Kernig dương tính
Cận lâm sàng: Dịch não tủy trong, áp lực tăng protein < 1g/l.
Đường muối bình thường
Tế bà tăng tới vài trăm trong 1mm3 trong đó bạch cầu lympho chiếm ưu thế
nguồn ghi copy: daihocduochanoi.com
link tại:Những điều cần biết về triệu chứng âm sàng của bệnh quai bị