Mất nước
Là lượng nước trong cơ thể bị mất do cung cấp không đủ hoặc mất ra ngoài quá nhiều.
Phân loại :
+Theo mức độ :Dựa vào trọng lượng cơ thể.Cân trọng lượng cơ thể người bệnh dể đánh giá mức độ mất nước .khi cơ thể giảm 5% trọng lượng thì các dấu hiệu rối loạn bắt đầu xuất hiện.Ở người nặng khoảng 60kg khi mất nước chia ra :
- Mất nước dưới 4lít :mất nước độ I
- Mất trên 4-6lít :mất nước độ II
- Mất nước trên 6-8 lít :mất nước độ III
Cứ giảm 1kg trọng lượng coi như là mất 1lít nước. Khi cơ thể mất trên 8 lít khoảng 20-25% thì chuyển hoá và huyết động học rối loạn nặng,hình thành vòng xoắn bệnh lý.
+Theo lượng điện giải mất kèm nước :
- Mất nước ưu trương :Khi mất nước nhiều hơn mất điện giải gây tình trạng ưu trương trong cơ thể.Các trường hợp hay gặp như :đái tháo nhạt,tăng thông khí,do sốt,tiếp nước không đủ ở người mất nước.
Hậu quả :Giảm khối lượng nước ngoại bào,giảm khối lượng nước nội bào do nước bị kéo ra ngoại bào.
- Mất nước nhược trương :Khi lượng điện giải mất nhiều hơn mất nước làm dịch cơ thể thành nhược trương.
Hậu quả :Nước ngoại bào vào nội gây phù tế bào.gặp trong suy thận trường diễn,bệnh Addison,rửa dạ dày quá nhiều bằng dịch nhược trương,Bụ nước nhược trương trong mất nước qua mồ hôi nhiều.
+Theo khu vực mất nước :
- Mất nước ngoại bào :Trong đa số trường hợp với triệu chứng chủ yếu là giảm khối lượng tuần hoàn,giảm huyết áp,truỵ tim mạch,giảm bài tiết ở thận,rối loạn chuyển hoá nhiễm độc thần kinh.
- Mất nước nội bào :Do ưu trương ngoại bào nước bị kéo ra ngoài.Gặp trong sốt mà bù nước không đủ,trong mổ ống tiêu hoá,đái tháo nhạt,ưu năng tuyến thượng thận…
Các dấu hiệu có thể gặp :Khát khi mất 2,5% dịch nội bào
Mệt mỏi,khô miệng,thiểu niệu,buồn ngủ,ảo giác,tăng thân nhiệt.
Một số trường hợp mất nước :
+Mất nước do mồ hôi :Lượng mồ hôi thay đổi rất lớn,phụ thuộc vào thời tiết,điều kiện lao động,cường độ lao động.Dịch mồ hôi có tính nhược trương.Trong trường hợp đặc biệt mồ hôi có thể mất 3-4 lít/giờ,hoặc nhiều hơn nữa thì lượng muối mất đi cũng đáng kể,nên khi bù nước phải bù thêm muối.
+Mất nước trong sốt :Khi sốt,thân nhiệt tăng,chuyển hoá năng lượng,chuyển hoá các chất tăng,nhu cầu oxy tăng,lượng các bonic đào thải tăng.Khi sốt lượng nước mất theo hơi thở có thể gấp 10 lần bình thường.Cuối cơn sốt,người bệnh vã mồ hôi từ 1-3 lít.Sốt gây tình trạng mất nước ưu trương.
+Mất nước do nôn :Khi nôn bệnh nhân bị mất nước và muối.Nôn nhiều gây mất nước và axit chlohydric.Bệnh nhân nôn nhiều gây mất nước,gây rối loạn chuyển hoá,giải phóng nhiều sản phẩm toan,rối loạn huyết động học,giảm khối lượng tuần hoàn, máu cô đặc.Cuối cùng dẫn đến nhiễm độc, nhiễm toan.
+Mất nước do thận :Trong đái tháo nhạt,ít gây rối loạn chuyển hoá,điện giải,kiềm toan.
+Mất nước do tiêu chảy :Mất nước nhanh,nhiều qua phân.Khi mất nước từ 5% trọng lượng cơ thể là bắt đầu có biểu hiện rối loạn.
Dịch tiêu hoá hầu hết là đẳng trương (trừ nước bọt).Cơ thể bình thường có thể hấp thu 3 lít dịch/giờ.khi cầu thiết có thể hấp thu đến 25-30 lít nước trong ngày.Khi ruột bị viêm,hoặc ngộ độc ống tiêu hoá gây tăng tiết dịch 30-40 lít/ngày.Nếu không xử lý sẽ hình thành vòng xoắn bệnh lý
Đặc điểm mất nước ở trẻ em:
Khi bị mất nước dễ dẫn đến nặng vì:
-Chuyển hoá ở trẻ nhỏ cao hơn người lớn nên nước mất qua hô hấp,da cao hơn người lớn.
-Thận cô đặc nước tiểu kém,bài tiết nước tiểu nhiều.
Một đứa trẻ đang bú lượng nước ngoại bào là 1400ml,lượng nước xuất nhập là 700ml /ngày.(khoảng 50% lượng nước ngoại bào).Khi trẻ bị tiêu chảy dễ rối loạn nghiêm trọng.
copy ghi nguồn : daihoduochanoi.com