Vận chuyển thuốc qua màng sinh học

0
2417
vận chuyển thuốc qua màng

 Vận chuyển thuốc qua màng sinh học

vận chuyển thuốc qua màng

Có nhiều loại màng tế bào khác nhau nhưng chúng đều có những thuộc tính và chức năng cơ bản giống nhau. Màng tế bào rất mỏng, có bề dày từ 7,5 đến lO nm, có tính đàn hồi và có tính thấm chọn lọc. Thành phần cơ bản của màng là protein và lipid. Màng được chia thành 3 lớp; hai lớp ngoài gồm các phân tử protein và một số enzym, đặc biệt là enzym phosphatase; lớp giữa gồm các phân tử phospholipid. Chính bản chất lipid của màng đã cản trở sự khuếch tán qua màng của chất tan trong nước như glucose, các ion v.v… Ngược lại các chất tan trong lipid dễ dàng chuyển qua màng. Do đặc điểm cấu trúc của các ! phân tử protein đã tạo thành các kênh (canal) chứa đầy nước xuyên qua màng. Qua các ống đó các chất tan trong nưóc có phân tử nhỏ dễ dàng khuếch tán qua I màng.

Khuếch tán thụ đông (passive diffusion)

Khuếch tán thụ động còn gọi là khuếch tán đơn thuần hoặc là sự thấm (permeation) là quá trình thuốc khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có I nồng độ thấp. Mức độ và tốc độ khuếch tán tỷ lệ thuận với sự chênh lệch về i nồng độ thuốc giữa hai bên màng, diện tích bề mặt của màng, hệ số khuếch tán I :ủa thuốc và tỷ lệ nghịch với bề dày của màng.

Khuếch tán thuận lợi (facilitated diffusion)

Khuếch tán thuận lợi là quá trình khuếch tán có sự tham gia của chất vận chuyển hay còn được gọi là chất mang (carrier). Giống như khuếch tán đơn thuần động lực của khuếch tán thuận lợi là sự chênh lệch nồng độ thuốc giữa hai bên màng (gradient nồng độ). Thuốc được gắn với một protein đặc hiệu (chất mang) và chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp qua các ông chứa nước của màng. Vì có tính đặc hiệu nên chất mang chỉ gắn với một số thuốc nhất định và sẽ đạt trạng thái bão hoà khi chất mang không còn các vị trí liên kết tư do.

Vận chuyển tích cực (active transport)

Vận chuyển tích cực là loại vận chuyển đặc biệt; thuốc được chuyển qua màng nhờ có chất mang. Vận chuyển tích cực có một sô’ đặc điểm sau:
– Do có chất mang nên thuốc có thể vận chuyển ngược với bậc thang nồng độ và không tuân theo định luật Fick.
– Đòi hỏi phải có năng lượng cung cấp. Năng lượng này được giải phóng ra từ quá trình chuyển ATF thành ADF.
– Vận chuyển có tính chọn lọc.
– Có sự cạnh tranh giữa những chất có cấu trúc hoá học tương tự.
– Bị ức chế không cạnh tranh bởi những chất độc chuyển hoá do làm hao kiệt năng lượng.
Một dạng vận chuyển tích cực gắn liền vối sự cặp đôi của các Na+ vối chất được vận chuyển theo cùng một hướng tạo thành phức hợp gồm có chất được vận chuyển, chất mang và các Na+. Sự vận chuyển đối vối phức hợp cặp đôi này được hỗ trợ bởi “bơm natri” với nguồn năng lượng từ ATP. Một số chát như acid amin, glycosid tim được vận chuyển theo cơ chế này.

Lọc

Các chất hoà tan trong nước, có phân tử lượng thấp (100 – 200) dalton có thể chuyển qua màng cùng vối nưốc một cách dễ dàng nhò các ống chứa đầy nước xuyên qua màng. Động lực của sự vận chuyển này là do chênh lệch về áp lực thuỷ tĩnh hoặc áp suất thẩm thấu giữa hai bên màng. Quá trình các chất được vận chuyển qua màng theo cơ chế trên gọi là “lọc”. Ngoài sự phụ thuộc vào mức độ chênh lệch áp suất thuỷ tĩnh hoặc áp suất thẩm thấu giữa hai bên màng, mức độ và tốc độ lọc còn phụ thuộc vào đường kính và sô’ lượng của ông dẫn nước trên màng. Có sự khác nhau về đường kính và sô’ lượng ông dẫn nưóc giữa các loại màng. Thí dụ hệ sô’ lọc ở màng mao mạch tiểu cầu thận lớn gấp hàng trăm lần so vối màng mao mạch ở bắp thịt v.v…
Ngoài những cơ chê’ vận chuyển đã nêu ở trên, thuốc cũng như các chất khác còn được chuyển qua màng theo cơ chê’ ẩm bào (pinocytosis), cơ chế thực bào (phagocytosis) v.v…

copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

Link tại : vận chuyển thuốc qua màng sinh học