Bệnh còn ống động mạch bẩm sinh.

0
563
tim bẩm sinh

Bệnh tim bẩm sinh là thể bệnh phổ biến nhất của bệnh tim ở trẻ em. Mặc dù tình hình mắc bệnh có thay đổi, một tỷ lệ mắc được thừa nhận là từ 6 đến 8 cho 1000 trẻ mới đẻ sống. Tỷ lệ mắc bệnh còn cao hơn ở trẻ đẻ non và trẻ đẻ chết.

Tỷ lệ  mắc bệnh tim bẩm sinh.

Theo thống kê của các tác giả ở nhiều nước, tỷ lệ mắc bệnh tim bẩm sinh trung bình khoảng 1% đến 2% trong tổng số trẻ mới sinh (khoảng dao động 0,5%-6%). Trong tim bẩm sinh, các bệnh thường gặp là: Thông liên thất,thông liên nhĩ, còn ống động mạch, tứ chứng Fallot, chuyển gốc động mạch, hẹp động mạchphổi…

Về tiên lượng bệnh tim bẩm sinh tuỳ thuộc vào hai yếu tố chính: loại dị tật của tim mạch và khả năng phát hiện và điều trị sớm. Yếu tố sau liên quan rất nhiều tới khả năng phẫu thuật để sửa chữa các dị tật. Ở các nước phát triển, bệnh thường được phát hiện và phẫu thuật sớm nên hạn chế được rất nhiều những biến đổi xấu về cấu trúc và chức năng của tim, mạch về sau này. Ở các nước đang phát triển, phẫu thuật tim bẩm sinh còn bị hạn chế vì nó phụ thuộc vào kinh tế, trang thiết bị kỹ thuật và trình độ kỹ thuật còn có nhiều khó khăn.

Bệnh còn ống động mạch.

bệnh còn ống động mạch

Đại cương

Còn ống động mạch là một bệnh khá phổ biến( chiếm khoảng 18-20% tổng số tim bẩm sinh). Bệnh có thể đơn thuần hoặc kết hợp với các dị tật khác của tim mạch. Gọi là còn ống động mạch khi ống động mạch nối động mạch chủ – động mạch phổi bình thường còn mở sau khi sinh. Sau khi ra đời, dòng máu chảy từ trái qua phải, tăng mức oxy và thay đổi trong chuyển hoá prostaglandin kích thích sự co cơ của ống động mạch và với trẻ đẻ đủ tháng, ống động mạch thường đóng ngay trong ngày đầu hoặc ngày thứ hai sau sinh. Tráilại trẻ em đẻ non hoặc có hội chứng suy hô hấp cấp khi sinh (giảm oxy máu), ống động mạchcó thể tồn tại. Ở trẻ đẻ đủ tháng có tồn tại ống động mạch, có thể có khuyết tật thật sự về cấu trúc của thành động mạch.

Khoảng 85 đến 90% còn ống động mạch là một dị tật riêng lẻ. Số còn lại thường kết hợp với thông liên thất. Chiều dài và kích thước ống động mạch rất thay đổi từ một khuyết tật nhỏ giữa động mạch chủ và động mạch phổi đến chiều dài nhiều cm và đường kính từ vài mm đến 1cm.

Diễn biến lâm sàng:

Vì áp lực của động mạch chủ lớn hơn động mạch phổi ở cả hai thì tâm thu và tâm trương, nên có một luồng máu từ động mạch chủ qua động mạch phổi tạothành một thông trái- phải và gây ra tiếng thổi liên tục. Do luồng máu từ động mạch chủ vào động mạch phổi mạnh hơn làm cho lưu lượng máu qua phổi tăng lên. Phần lớn các trường hợp còn ống động mạch không gây nên những rối loạn chức năng khi trẻ ra đời. Khi ống động mạch có đường kính lớn sẽ làm cho áp lực tiểu tuần hoàn tăng dần, làm tổn thương xơ cứng các động mạch nhỏ. Khi áp lực này tăng cao hơn động mạch chủ thì luồng máu sẽ đổi chiều,máu từ động mạch phổi qua ống động mạch vào động mạch chủ gây tím tái phần dưới cơ thể(sau chỗ nối ống động mạch), ngón tay dùi trống và suy thất phải. Về lâm sàng, còn ống động mạch có thể được phát hiện do có tiếng thổi liên tục được mô tả như "tiếng máy & quot; ở khoảng liên sườn hai, trái và ở cả hai thì tâm thu và tâm trương.

copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com