Bệnh sỏi tiết niệu và sỏi thận.

0
851
sỏi thận

Sỏi tiết niệu

1. Cấu trúc, thành phần hoá học của sỏi tiết niệu

– Sỏi oxalat calxi, phosphát calci: 65 – 70%.

– Sỏi phosphat amonium magnesium (PAM) do vi khuẩn lên men Urê (kiềm

hoá nước tiểu) gây nên (15 – 20%).

– Sỏi do chuyển hoá: axit Uríc (10%), cystine.

– Cấu trúc của sỏi là mạng chất hữu cơ cùng với lắng đọng các chất vô cơ

calci, phosphat.

sỏi niệu quản

2. Nguyên nhân

– Rối loạn chuyển hoá

– Thay đổi pH nước tiểu (5,6 – 6,3)

– Dị dạng đường tiết niệu

– Đa số các trường hợp sỏi calci không rõ nguyên nhân, một số tăng calci do

chế độ ăn uống, bệnh lý: mất nước, nằm bất động lâu, hoặc do cường tuyến cận

giáp gây tăng calci, hạ phospho.

3. Cơ chế

– Thuyết quá mức bão hoà các chất vô cơ trong nước tiểu.

– Thiếu yếu tố ức chế kết tinh.

– Do tổn thương đường tiết niệu tạo nên cấu trúc hữu cơ

– Sinh sỏi do nhiễm khuẩn

– Hấp thu nhiều các chất tạo sỏi (axit Uric, oxalate)

Sỏi thận

1. Đặc điểm sỏi đài – bể thận

– Chiếm tỷ lệ 70 – 75% sỏi tiết niệu, đa số là sỏi calci (65 – 70%) sỏi PAM

chiếm 15 – 20%.

– Sỏi đài thận hình tròn hay đa giác, 1 hoặc nhiều viên.

– Sỏi bể thận có hình tam giác hay đa diện (10 – 30mm)

– Sỏi đài bể thận có hình san hô (30 – 40mm)

– Khi để muộn sẽ gây biến chứng nhiễm khuẩn tiết niệu, giãn đài bể thận,

suy thận.

sỏi thận

2. Triệu chứng lâm sàng

– Đau âm ỉ thắt lưng hoặc cơn đau quặn thận

– Đái ra máu

– Nhiễm khuẩn tiết niệu: Sốt cao, thận to đau, đi tiểu đục.

3. Xquang

– Chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị xác định hình dạng, số lượng vị trí của

sỏi, sỏi cản quang hoặc không.

– Siêu âm. Đánh giá kích thước sỏi (không chính xác bằng Xquang) và mức

độ giãn đài bể thận.

– Chụp UIV: Đánh giá chức năng, hình thể thận có sỏi, phát hiện các dị dạng

của thận và đài bể thận.

– Chụp nhấp nháy đồ với đồng vị phóng xạ để đánh giá phần nhu mô thận

còn chức năng. (Scintigraphie)

4. Xét nghiệm cận lâm sàng

– Đánh giá hệ số thanh thải, urê, creatinin máu, điện giải đồ.

– Canxi máu/ phospho máu  nguyên nhân rối loạn chuyển hoá.

VD: cường cận giáp

– Tìm vi khuẩn bội nhiễm đường tiết niệu.

5. Chẩn đoán

– Sỏi thận 1 bên, 2 bên, sỏi san hô.

– Sỏi đài bể thận gây nhiễm khuẩn, tắc nghẽn, suy thận.

Chẩn đoán phân biệt

– Nhiễm canxi thận – lắng đọng canxi ở cầu thận, ống thận.

– Vôi hoá thận do thương tổn cũ (lao-> hoại tử nhu mô thận-> vôi hóa, chấn

thương-> khối máu tụ, lắng đọng Ca, vôi hóa).

– Bệnh Cacchi Ricci – sỏi nhỏ trước đài thận do thận bọt. sỏi nằm rải rác

trong nhu mô thận, nếu mở nhu mô lấy sỏi dễ gây suy thận (khác sỏi tụy) ( rất

khó chữa, chủ yếu cho thuốc giảm đau, chỉ điều trị ngoại khoa khi sỏi khu trú ở

một cực thận)

6. Biến chứng

– Viêm đài bể thận, viêm thận kẽ, viêm hẹp cổ đài thận.

– ứ nước, ứ mủ thận, ap xe thận.

– Viêm quanh thận xơ hoá.

7. Điều trị

– Nội khoa dự phòng

 Sỏi thận nhỏ, sỏi đài dưới không có triệu chứng không cần thiết can

thiệp.

 Chế độ ăn uống nhiều nước trên 2 lít/ ngày.

 Chế độ ăn hạn chế thức ăn nhiều calci, oxalat.

 Điều trị nhiễm khuẩn Proteus, điều chỉnh pH nước tiểu kiềm (sỏi PAM)

 Hạn chế protit động vật, điều trị bằng Allopurinol đối với sỏi axit Uríc.

– Điều trị can thiệp

 Sỏi đài bể thận < 20mm: tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL- extracorporeal

shock-wave lithotripsy)

 Sỏi 20 – 30mm có thể ESWL + đặt ống thông NQ dự phòng tắc vụn sỏi

nhỏ.

 Sỏi đài bể thận > 30mm: tán sỏi qua da (PCNL).

– Điều trị phẫu thuật

 Sỏi đài bể thận có biến chứng đái máu, nhiễm khuẩn, viêm đài bể thận,

thận ứ nước, ứ mủ.

 Sỏi san hô nhiều múi cạnh có biến chứng

 Sỏi thận lớn 2 bên  mổ bên thận còn chức năng trước.

 Phương pháp phẫu thuật tuỳ theo vị trí và kích thước sỏi:

Mở bể thận, mở nhu mô, mở bể thận – nhu mô hoặc cắt thận bán phần lấy

sỏi.

copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

Link bài viết tại : Bệnh sỏi tiết niệu và sỏi thận