Bệnh thông liên nhĩ.

0
988
tim bẩm sinh

Đại cương:

Thông liên nhĩ là sự mở bất thường của vách ngăn liên nhĩ cho phép máu lưu thông tự do giữa tâm nhĩ trái và phải (không nên lầm với còn lỗ bầu dục có ở 1/3 người bình thường và không có rối loạn huyết động trừ khi áp lực bên phải tăng). Thông liên nhĩ là bệnh khá phổ biến, có thể đơn thuần hoặc phối hợp với các dị tật bẩm sinh khác và bệnh có thể được phát hiện muộn lần đầu ở người lớn.

thông liên nhĩ

Trong đời sống bào thai, áp lực tâm nhĩ phải cao hơn nhĩ trái, máu rau thai được oxy hoá chảy qua lỗ bầu dục vào tâm nhĩ trái. Khi đẻ và mở tuần hoàn phổi, tương quan về áp lực đảo ngược lại, dòng máu từ trái qua phải bị chặn lại bởi một lá van phủ kín lỗ bầu dục. Sự dính của van này với mép van của lỗ bầu dục xảy ra ở 2/3 trẻ em. Do có lỗ thông liên nhĩ nên máu từ nhĩ trái sang nhĩ phải dẫn tới lưu lượng máu tâm thất phải và động mạch phổi tăng cao. Khi áp lực này lớn hơn áp lực ở tâm nhĩ trái thì dòng máu sẽ đổi chiều, bệnh nhân sẽ bị tím tái thường xuyên.

Giải phẫu bệnh:

Ba loại chính của thông liên nhĩ được sắp xếp theo vị trí là lỗ thứ phát, lỗ nguyên phát và khuyết xoang tĩnh mạch.

Thông liên nhĩ cao ( lỗ thứ phát): chiếm khoảng 90% toàn bộ thông liên nhĩ, phần lớn là không kết hợp với các dị dạng khác của tim. Khuyết vách ngăn là do thiếu hoặc mở cửa sổ của vách ngăn bào thai nguyên phát, thiếu hụt của vách thứ phát hoặc cả hai. Khi phối hợp với các dị dạng khác như còn ống động mạch, thông liên thất, hẹp động mạch phổi, tứ chứng Fallot, các dị dạng khác thường có rối loạn huyết động nặng hơn. Thông liên nhĩ có thể có bất cứ kích thước nào, có thể một lỗ thông, nhiều lỗ thông hoặc mở cửa sổ. Lỗ thông liên nhĩ lớn tạo nên một buồng nhĩ duy nhất. Thuật ngữ liên nhĩ chung dùng để chỉ khuyết của phần lớn vách ngăn liên nhĩ.

Thông liên nhĩ thấp (lỗ nguyên phát): chiếm khoảng 5% của thông liên nhĩ. Nó thường ở vị trí thấp của vách ngăn liên nhĩ do vách này không được gắn với vách trung gian. Lỗ thông thường nằm ngay trên van hai lá và ba lá. Khuyết xoang tĩnh mạch khư trú ở cao trên vách ngăn nhĩ, sau hố bầu dục gần chỗ vào của tĩnh mạch chủ trên. Tĩnh mạch này có thể ngồi trên lỗ thông. Dị dạng này chiếm khoảng 5% thông liên nhĩ và thường kèm theo nối thông bất thường của tĩnh mạch phổi phải tới tĩnh mạch chủ trên hoặc tâm nhĩ phải.

Thông liên nhĩ gây nên thông từ trái sang phải và vì sức đề kháng của mạch máu phổi kém hơn nhiều so với sức đề kháng của mạch máu tuần hoàn lớn và vì khả năng dãn rộng của nhĩ trái lớn hơn nhiều so với thất trái. Máu động mạch phổi có thể tăng gấp 2-4 lần bình thường.

Mặc dù một số trẻ sơ sinh có thể suy tim mạn tính với một lỗ thông liên nhĩ đơn thuần, nói chung thông liên nhĩ có thể được chịu đựng tốt nếu nhỏ (nhỏ hơn 1cm đường kính). Thậm chí những lỗ thông lớn cũng không gây nên trở ngại nghiêm trọng trong những thập niên đầu của đời sống khi dòng máu chảy từ trái sang phải. Một lỗ thông liên nhĩ lớn có thể không có triệu chứng ở bệnh nhân trước 30 tuổi, trong khi một lỗ thông liên nhĩ nhỏ thường có thể có triệu chứng. Thường có tiếng thổi phát sinh do dòng máu chảy quá mức qua van động mạch phổi. Bệnh thường có phì đại tâm nhĩ phải và tâm thất phải.

Cao huyết áp động mạch phổi không hồi phục phát sinh ở dưới 10% những người có lỗ thông liên nhĩ đơn thuần không được mổ vì phổi thường chiụ đựng được với tăng lưu lượng máu. Tím tái, khó thở, suy tim nặng dần theo mức độ trầm trọng của tăng áp lực động mạch phổi. Nghẽn mạch đảo ngược hoặc áp xe não có thể xảy ra khi dòng máu chảy đảo ngược từ phải sang trái.

Mục đích của phẫu thuật đóng lỗ thông liên nhĩ thường áp dụng đối với các lỗ thông nguyên

phát là đảo ngược dòng máu từ phải sang trái và đề phòng các biến chứng gồm suy tim, nghẽn mạch đảo ngược, bệnh mạch máu phổi không hồi phục. Tỷ lệ tử vong thấp và sống sót sau phẫu thuật có thể như người bình thường.

Copy ghi nguồn : daihocduochnoi.com