Biện pháp chung điều trị xuất huyết tiêu hóa cao. Điều trị loét dạ dày tá tràng chảy máu nặng

0
525
điều trị
điều trị

Chủ yếu điều trị tức thời chỉ nhắm vào chảy máu vừa và nặng.

1. Biện pháp chung

Chính là để điều trị tình trạng thiếu máu cấp.
– Cho bệnh nhân nằm đầu thấp và nghiêng về một bên.
– Đặt một catheter đủ lớn và cho truyền giữ mạch bằng muối đẳng trương.
– Theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở, lượng nước tiểu, tình trạng ý thức, dấu chảy máu trên lâm sàng.
– Và nhất là đặt một sonde nhỏ dạ dày.
– Thở oxy: nếu tình trạng chảy máu nặng có choáng.
– Truyền máu và bù dịch: Lý tưởng là bù lại lượng máu đã mất, nhưng thực tế chỉ truyền khi HC < 3 triệu, nếu không đủ điều kiện thì < 2 triệu. Cần truyền máu tươi hoặc hồng cầu khối.
Nếu không có máu, thì tạm thời có thể dùng các chất thay thế máu theo thứ tự là huyết tương, albumin, chất có trọng lượng phân tử cao, Ringer lactat, muối đẳng trương, đường đẳng trương. Mục đích là giữ lại trong lòng mạch và cân bằng điện giải, cần truyền để bù hồng cầu và duy trì huyết động; tốt nhất là giữ huyết áp tâm thu gần bằng 100 mmHg để tránh tình trạng bục chảy máu chỗ mạch máu bị thương tổn.
– Vấn đề ăn uống: Chủ yếu dựa vào bệnh nguyên và kiểu tổn thương gây chảy máu. Trong chảy máu nhẹ có thể nhịn ăn 24 giờ, sau đó cho ăn chế độ ăn lỏng như sữa, nước hồ, sau đó tùy theo diễn tiến mà chuyển qua chế độ ăn nhão, rồi ăn đặc.

2. Điều trị theo nguyên nhân

2.1. Loét dạ dày tá tràng chảy máu nặng

Ngoài biện pháp chung còn có các phương tiện điều trị sau:
– Cầm máu tại chỗ: Rửa bằng nước muối sinh lý ấm có tác dụng tăng đông, hoặc bằng nước lạnh làm co mạch, chỉ áp dụng trong chảy máu mao mạch, kết quả vừa phải.
– Đông máu bằng phương tiện vật lý: Chủ yếu là bằng laser, sonde nhiệt và sóng ngắn.
Tia laser cầm máu bằng đông protein làm biến đổi collagen tạo
thành cục máu đông và làm co mạch. Điện động dùng dòng điện để làm khô cháy mô gây ra co mạch và huyết khối. Đông máu bằng sóng ngắn gây ra do sự gia tăng nhiệt độ dọc theo điện cực mà không làm cháy mô, dựa vào nguyên lý phân cực các phân tử nước trong cơ thể.
– Tiêm chất cầm máu: Tiêm Adrenalin hòa loãng 1/10.000 vào vùng quanh ố loét để làm co mạch, thrombin đề làm gia tăng biến đổi fibrinogen thành fibrin và tạo cục máu đông, các dung dịch ưu trương muối và đường để làm xơ mạch. Tiêm các chất làm xơ mạch thật sự như: Polidocanol 2% tiêm 1 – 2ml quanh chỗ chảy máu hoặc các chất khác như Sulfate de tetradecyl de sodium, etanolamine, rượu tinh khiết.
– Dùng các kẹp kim loại để kẹp cầm máu (Hemoclips metalliques).
Kết quả nghiên cứu cho thấy kết hợp giữa Adrenalin Thrombin hay Adrenalin và rượu là tốt hơn cả.
– Điều trị loét:
+ Nội khoa: Đây là điều trị Cơ bản có tính chất nguyên nhân ngay trong giai đoạn cấp, cũng rất cần thiết để tránh tác dụng ăn mòn và gây loét của HC1 vào mạch máu đang bị thương tổn, chủ yếu là bằng các thuốc kháng tiết bằng đường tiêm như: Cimetidin tiêm bắp 600mg/ngày chia hai lần, Ranitidin 200mg/ngày chia hai lần tốt nhất là omeprazole (Mopral 40mg) tiêm bắp ngày một lần. Thuốc bảo vệ niêm mạc Sucralfat hoặc Cytotec và khi ngưng chảy máu thì điều trị theo phác đồ loét dạ dày tá tràng tùy theo nguyên nhân và vị trí ổ loét.
+ Phẫu thuật: Mục đích là để cầm máu và điều trị ổ loét:
• Nếu nội soi thấy chảy máu thành tia thì có chỉ định phẫu thuật.
• Nếu chảy máu nặng và sau 72 giờ không cầm được.
• Nếu chảy máu nặng tái phát nhiều lần.

copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

Link bài viết tại :  Biện pháp chung điều trị xuất huyết tiêu hóa cao. Điều trị loét dạ dày tá tràng chảy máu nặng