Các bài thuốc thanh nhiệt tạng phủ trong y học cổ truyền

0
3
CLOTRIMAZOLE

Các bài thuốc thanh nhiệt tạng phủ có tác dụng điều trị nhiệt độc, thấp nhiệt gây bệnh ở tạng phủ.

Tùy theo từng vị trí tạng phủ bị bệnh mà chọn các vị thuốc quy kinh tương ứng để tạo thành các bài thuốc hanh nhiệt ở tạng phủ phù hợp.

1. Thanh nhiệt ở kinh tâm:

a. Đạo xích tán:

Gồm: sinh địa, mộc thông, cam thảo lấy phần như nhau, lá tre.

Cách dùng: 3 vị đầu đem tán nhỏ, mỗi lần uống 12g, uống với nước lá tre sau khi ăn xong.

Tác dụng: thanh tâm lợi niệu.

Ứng dụng:

  • Điều trị chứng tâm kinh có nhiệt, tức nhiễm trùng toàn thân.
  • Điều trị viêm bàng quang cấp, viêm cầu thận cấp. Dùng bài này gia thêm rễ cỏ tranh.
  • Điều trị loét miệng.

b. Thanh tâm liên tử ẩm:

Gồm: tâm sen: 8g, hoàng cầm: 8g, địa cốt bì: 8g, hoàng kỳ: 8g, mạch môn: 8g, phục linh: 8g, liên nhục: 10g, đảng sâm: 12g, cam thảo: 4g.

Cách dùng: sắc uống.

Tác dụng: ích khí, thanh tâm hỏa.

Ứng dụng: 

  • Điều trị nhiễm trùng gây sốt cao.

2. Thanh nhiệt ở tạng can và kinh can, đởm:

a. Long đởm tả can thang:

Bài long đởm tả can thang

Gồm: long đởm thảo: 8g – 12g, hoàng cầm: 8g, chi tử: 8g, trạch tả: 8g, mộc thông: 8g, sài hồ: 8g, sinh địa: 8g, đương quy: 2g – 6g, xa tiền tử: 4g, cam thảo: 2g.

Cách dùng: sắc uống.

Tác dụng: tả thấp nhiệt ở kinh can.

Ứng dụng:

  • Chữa chứng thực hỏa ở can đởm.
  • Chữa các bệnh thuộc nhiệt ở can kinh.
  • Chữa cao huyết áp thể thực nhiệt.
  • Chữa viêm cầu thận cấp, viêm tinh hoàn, viêm bàng quang.
  • Chữa viêm gan siêu vi trùng, Dùng bài này gia thêm nhân trần.

b. Tả kim hoàn:

Gồm: hoàng liên: 6 phần, ngô thù: 1 phần.

Cách dùng: tán nhỏ làm thành viên hoàn uống 2g-4g/lần.

Tác dụng: thanh tả can hỏa.

Ứng dụng: 

  • Chữa chứng viêm dạ dày cấp hoặc mạn.
  • Chữa ỉa chảy nhiễm trùng, lỵ. Dùng bài này gia thêm bạch thược.

c. Thuốc chữa vàng da nhiễm trùng:

Gồm: hạt muồng: 1kg, nhân trần: 1kg, quả dành dành: 1kg, rau má: 1kg, lá gai: 1kg, cỏ nhọ nồi: 1kg, đại hoàng: 5kg, rau sam: 5kg.

Cách dùng: nấu cao, cho nước đường vừa đủ 10 lít. Uống từ 10-20ml/ngày, chia làm 2 lần.

Tác dụng: thanh nhiệt trừ thấp, nhuận tràng.

Ứng dụng: 

  • Chữa viêm gan siêu vi trùng.
  • Chữa viêm túi mật, viêm đường dẫn mật.

3. Thanh nhiệt ở vị và kinh vị:

a. Thanh vị tán:

Gồm: hoàng liên: 6g, đương quy: 6g, sinh địa: 6g, đan bì: 4g, thăng ma: 4g.

Cách dùng: tán bột, uống 12g/ngày.

Tác dụng: thanh vị nhiệt, lương huyết.

Ứng dụng:

  • Chữa chứng vị nhiệt hoặc vị hỏa.
  • Chữa chứng đau dây V, lở loét miệng.

b. Ngọc nữ tiễn:

Gồm: thạch cao: 20-40g, thục địa: 12-20g, mạch môn: 8g, tri mẫu: 6g, ngưu tất: 6g.

Cách dùng: sắc uống.

Tác dụng: thanh vị nhiệt, tả vị hỏa, dưỡng âm.

Ứng dụng:

  • Chữa chứng âm hư vị nhiệt.
  • Chữa lở loét miệng lưỡi, hôi miệng. Dùng bài này gia thêm sa sâm, thạch hộc.
  • Chữa tiểu đường, tiểu nhạt thể vị hỏa.

4. Thanh nhiệt ở phế:

a. Tả bạch tán:

Gồm: Địa cốt bì: 8-16g, tang bạch bì: 8-16g, cam thảo sống: 4-6g.

Cách dùng: tán bột, uống 8-16g/lần.

Tác dụng: thanh nhiệt phế, chữa ho suyễn.

Ứng dụng:

  • Chữa viêm họng, viêm phế quản có sốt, viêm phế quản thể hen.
  • Chữa sởi giai đoạn đầu ở trẻ em.

5. Thuốc chữa lỵ:

a. Thuốc chữa lỵ:

Gồm: cỏ sữa nhỏ lá: 100g, cỏ nhọ nồi: 100g, rau sam: 100g.

Cách dùng: sao vàng, sắc đặc, chia uống 2 lần/ngày.

Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, táo thấp, lương huyết.

Ứng dụng: chữa lỵ cấp.

b. Bạch đầu ông thang:

Gồm: bạch đầu ông: 12-20g, hoàng bá: 8-16g, trần bì: 12g, hoàng liên: 4-8g.

Cách dùng: sắc uống, chia 2 lần/ngày.

Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, lương huyết, chữa lỵ.

Ứng dụng: chữa lỵ trực trùng, lỵ amip.

Copy ghi nguồn: https://europemedpharma.com

Link bài viết: Các bài thuốc thanh nhiệt tạng phủ trong y học cổ truyền