Các hệ đệm trong máu và Nhiễm acid máu

0
3115
hệ đệm trong máu

Các hệ đệm trong máu:

hệ đệm trong máu

Hệ Bicarbonat (H2CO3 /NaHCO3):Hiệu suất(HS) thấp nhưng dung lượng lớn và quan trọng. Ưu điểm: H2CO3 có thể phân ly thành CO2, đào thải ở phổi, vì thế sau mỗi phản ứng đệm nó nhanh chóng lập lại tỷ lệ 1/20 vừa bị phá vỡ. Nhờ dung lượng lớn nên mẫu số NaHCO3 của nó trên thực tế được xem như đại diện cho “dự trữ kiềm” của máu (tức là khả năng trung hòa acid)

Hệ Phosphat ( NaHPO4/Na2HPO4): HS khả hơn nhưng dung lượng ở huyết tương không cao nên ít quan trọng

Hệ Proteinat (H-proteinat/Na-proteinat): đệm yếu nhưng số lượng khá lớn nên có vai trò đệm đáng kể.

Hệ H-Hb/K-Hb và HhbO2/K-HbO2 của hồng cầu: dung lượng rất lớn, có vai trò quan trọng trong đào thải H2CO3.

Để giữ cho pHhuyết tương=7.4 thì H2CO3/NaHCO3=1/20; NaH2Po4/Na2PO4=1/4

 

Nhiễm acid(A)

  1. Là tình trạng các acid thâm nhập vào huyết tương hoặc tình trạng huyết tương bị mất các muối kiềm và pH giảm.
  2. Phân loại:
  3. Mức độ:

Nhiễm acid còn bù: pH chưa bị giảm (cơ chế bù trung hòa và loại bỏ được acid)

Nhiễm acid mất bù: pH thật sự giảm, tỷ số H2CO3/NaHCO3 tăng.

  1. Nguồn gốc

Nhiễm acid hơi(A hô hấp): nguyên nhân chủ yếu do kém do kém đào thải ở phổi

Nhiễm A cố định(A chuyển hóa):do rối loạn chuyển hóa, tích lũy các acid trong máu.

  1. Cơ chế:

Sinh lý: gặp ở 1 vài trung tâm hoạt động của cơ thể,ứ đọng nhẹ acid, nhưng vẫn giữ pH máu ổn định.

Bệnh lý: cơ thể rơi vào trạng thái nhiễm A nặng.

  1. Các trường hợp thường gặp:
  2. Nhiễm A hơi:
  • Sinh lý (nhiễm A còn bù)

Giấc ngủ: trung tâm hô hấp kém nhạy CO2à tích lại trong máu

Lao động nặng: CO2 tạo ra > CO2 đào thảià tích lại trong máu

  • Bệnh lý:

Gây mê sâu, ngộ độc thuốc mê, thuốc ngủ: trung tâm hô hấp bị ức chế nặng nề, không nhạy CO2 , tích lại trong máu.

Bệnh tuần hoàn (ST toàn bộ, ST phải, tứ chứng Fallot): kém vận chuyển máu đến phổi

Bệnh tăng khí cặn ở phổi (chướng phế nang, xơ phổi lao phổi, ST trái, hen…) cản trở sự khuyeehs tán CO2.

Bệnh đường dẫn khí (phù phổi cấp, tắc thanh quản do bạch cầu, chết đuối, thở trong môi trường kính, dị vật, hen suyễn, viêm phế quản, phù thanh quản…): cản trở sự lưu thông của không khí.

Viêm phổi thùy: cvos điểm đau nên không dám thở mạnh+máu qua ổ viêm không đào thải được CO2 đưa về tim trái

Phế quản phế viêm ở trẻ em: ổ viêm rải rácà hạn chế trao đổi khí. Phản ứng sốt tạo ra nhiều CO2

è Hậu quả: thận giảm dự trữ kiềm, tăng đào thải Cl, HC thu nhận Clo ( phồng lên). Lâm sàng: khó thở+ có thể tím tái.

  1. Nhiễm A cố định:
  • Sinh lý:

Lao động nặng: Chuyển hóa yếm khí và a.lactid tăng tạm thời

Cơn đói: sự huy động mỡ có thể làm gan đưa vào máu 40g acid thể cetonic

  • Bệnh lý:

Bệnh có chuyển hóa yếm khí: bệnh tăng cường chuyển hóa: sốt, viêm lớn, nhiễm khuẩn. Cơ thể thiếu O2 (vừa kém đào thải CO2ànhiễm A cố định+hơi): bệnh tim mạch và hô hấp.

Tiểu đường do tụy: mỡ bị chuyển hóa nặng nhưng không vào được chu trình Krebsàchuyển thành thể cetonicànhiễm A nặng.

Bệnh làm mất kiềm (lỗ dò tụy-mật, suy thận trường diễn, tiêu chảy lỏng cấp)

Tiêu chảy lỏng cấp: RL huyết động họcàthiếu O2àCH yếm khí+ứ đọng CO2; RL hấp thuàsinh thể cetonic; mất dich tiêu hóaàmất kiềm; hạ HAàthận không đào thải được A.

Bệnh thận: Cơ thể không đào thải được acid

Do đưa A vào cơ thể(thuốc, dịch chữa bệnh)

Hậu quả: dự trữ kiềm giảm, tăng đào thải CO2

Lâm sàng: dựa vào triệu chứng mà bệnh nhân đang mắc.

copy ghi nguồn : Daihocduochanoi.com

Link bài viết tại : Các hệ đệm trong máu và Nhiễm acid máu