CAO BỔ PHỔI

0
545
cao bổ phổi

CAO BỔ PHỔI

cao bổ phổi

 

Công năng, chủ trị

Cao bổ phổi có công năng: Nhuận phế, chỉ khái. Chủ trị: Các chứng ho gió, ho lâu ngày, rát cổ, ráo phổi.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 50 ml, chia làm 2 – 3 lần. Có thể dùng cho trẻ em tùy từng lứa tuổi.

Công thức:

Bách bộ (Radix Stemonae tuberosae)                                      50 g

Thạch xương bồ ( Rhizoma Acori graminei)                            22 g

Bọ mắm (Herba Pouzolziae)                                                   120 g

Cam thảo (Radix Glycyrrhizae)                                               11 g

Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae perenne)                      17 g

Cát cánh (Radix Platycodi grandiflori)                                   12 g

Mạch môn (Radix Ophiopogonis)                                           50 g

Tinh dầu Bạc hà (Oleum Menthae)                                      0,2 ml

Acid Benzoic (Acidum Benzoicum)                                           2 g

Menthol (Metholum)                                                              0,2 g

Đường trắng (Saccharum)                                                     900 g

Cồn (Ethanolum)                                                                110 ml

Nước  vừa đủ (Aqua q.s)                                                     1000 g

 

Bào chế

Vỏ quýt rửa sạch, thái nhỏ, ngâm với 90 ml ethanol 50% (TT)  trong 7 ngày, gạn dịch chiết, ép, lọc lấy hết dịch.

Menthol và acid benzoic hoà tan với 20 ml ethanol 50% (TT). Các vị thuốc còn lại (trừ đường và tinh dầu Bạc hà) rửa sạch, thái lát, xếp vào nồi dùng vỉ ghìm  chặt để khỏi bồng khi sôi, đổ ngập nước 10 cm. Đun sôi 2 – 3 giờ. Trong khi đun sôi, bổ xung nước sôi để bù lượng nước bay hơi. Rút dịch chiết. Đun và rút dịch dịch chiết 2 – 3 lần như vậy. Gộp dịch chiết, cô còn khoảng 300 ml. Cho đường vào đun sôi cho hoà tan và cô còn khoảng 950 ml. Lọc nóng, để nguội. Thêm cồn Vỏ quýt, menthanol, acid benzoic, tinh dầu Bạc hà, bổ xung nước vừa đủ, khuấy đều, đóng chai.

Chế phẩm phải đáp ứng các yêu cầu ghi trong chuyên luận “Cao thuốc” (Phụ lục 1.1) và các yêu cầu sau:

Tính chất

Chất lỏng sánh, màu vàng nâu cánh gián, thơm mùi Bạc hà, vị ngọt, hơi cay.

Định tính

  1. Định tính menthol

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel GF254, hoạt hoá ở 110 0C trong 1 giờ.

Dung môi khai triển: n- Hexan – ethylacetat (2 : 1).

Dung dịch thử: Lấy 100 ml chế phẩm, lắc với ether ethylic (TT) 2 lần, mỗi lần 30 ml. Gộp các dịch chiết ether và để bay hơi tự nhiên tới cạn. Hòa  cắn trong 1 ml ethanol (TT).

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 0,05 g menthol trong 2 ml ethanol (TT).

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được khoảng 10 – 12 cm, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun dung dịch vanilin 1% trong acid sulfuric (TT). Sấy bản mỏng ở 120 0C trong 5 phút.

Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết  cùng màu, cùng giá trị Rf với vết menthol của dung dịch đối chiếu.

  1. Định tính Bách bộ

Bản mỏng: Silica gel GF254, hoạt hoá ở 110 0C trong 1 giờ.

Dung môi khai triển: Ethyl acetat – methanol – nước – amoniac (100 : 17 : 13 : 3).

Dung dịch thử: Lấy 40 ml chế phẩm, pha loãng với 40 ml nước, kiềm hoá bằng amoniac (TT) tới              pH 10 – 11. Chiết bằng cloroform (TT) 2 lần,  mỗi lần 30 ml. Gộp các dịch chiết cloroform,  cô trên cách thuỷ tới cạn. Hoà tan cắn trong 1 ml ethanol (TT).

Dung dịch đối chiếu: Lấy khoảng 2 g Bách bộ đã cắt nhỏ, thêm 100 ml nước, đun sôi nhẹ 30 phút, lọc. Cô dịch lọc đến khi còn khoảng 30 ml, để nguội và tiến hành chiết tiếp như đối với dung dịch thử, bắt đầu từ  ˝kiềm hóa bằng amoniac đặc (TT)….hoà tan cắn trong 1 ml ethanol (TT)“.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được khoảng 12 – 13 cm, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun  thuốc thử Dragendorff (TT) .

Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu, cùng giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

  1. Định tính Trần bì

Bản mỏng: Silica gel G, hoạt hoá ở 110 0C trong 1 giờ.

Dung môi khai triển: Toluen – cloroform – aceton (40 : 25 : 35)

Dung dịch thử:  Lấy 60 ml chế phẩm cho vào bình gạn, pha loãng với 30 ml nước, kiềm hóa bằng amoniac đặc (TT) đến pH 9 – 10, lắc đều, để yên 30 phút rồi lắc với 30 ml ethyl acetat (TT). Gạn lấy dịch chiết ethyl acetat, cô trên cách thuỷ tới cạn. Hoà tan cắn trong 1 ml ethanol (TT).

Dung dịch đối chiếu: Lấy 1 g Trần bì đã cắt nhỏ, thêm 100 ml nước, đun sôi nhẹ 30 phút, lọc. Cô dịch lọc còn khoảng  30 ml, để nguội, chuyển vào bình gạn. Kiềm hóa dung dịch bằng amoniac đặc (TT) đến       pH 9 – 10, lắc đều, để yên 30 phút rồi lắc với 30 ml ethyl acetat (TT). Gạn lấy dịch chiết ethyl acetat, cô trên cách thuỷ tới cạn. Hoà tan cắn trong 1 ml ethanol (TT).

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl  mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được khoảng 12 – 13 cm, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun dung dịch vanilin 1% trong acid phosphoric. Sấy bản mỏng ở 120 oC trong 5 phút cho đến khi hiện rõ các vết. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

  1. Định tính Bọ mắm

Bản mỏng: Silica gel G, hoạt hoá ở 110 oC trong 1 giờ.

Dung môi khai triển: n-Butanol – acid acetic – nước (4 : 5 : 1).

Dung dịch thử: Lấy 25 ml chế phẩm, pha loãng với 25 ml nước, lắc với ethyl acetat  (TT) 2 lần, mỗi lần 25 ml. Gộp các dịch chiết ethyl acetat, cô trên cách thuỷ tới cắn. Hoà tan cắn trong 1 ml ethanol (TT).

Dung dịch đối chiếu: Lấy khoảng 3 g Bọ mắm đã cắt nhỏ, đun trên cách thuỷ 30 phút 2 lần, mỗi lần với 40 ml ethanol 50% (TT). Gộp các dịch chiết ethanol, cô trên cách thuỷ tới cạn. Hoà tan cắn trong 1 ml ethanol (TT).

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 30 µl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được khoảng 12 – 13 cm, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, đặt vào bình đã bão hòa hơi amoniac (TT). Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các  vết cùng màu và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ trong và độ đồng nhất

Sánh, đồng nhất, không được có váng mốc, bã dược liệu và vật lạ (Phụ lục 1.1).

Tỷ trọng ở 20˚C

Từ 1,30 – 1,33 (Phụ lục 6.5, Phương pháp dùng tỷ trọng kế).

Bảo quản

Đựng trong lọ kín để nơi mát.

copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

Link tại: cao bổ phổi