Cây thuốc Đại Hoàng và Cốt Khí Củ

0
796
Nền Y học cổ truyền

Cây Đại Hoàng

Cây Đại Hoàng

Tên Khoa học: Chi Rheum, 3 loài palmatum, tanguticum, officinale, họ rau răm Polygonaceae

Đặc điểm thực vật của cây : Cây thảo lớn, sống dai nhờ thân rễ to. Lá mọc thành cụm từ thân rễ, có cuống dài, có bẹ chìa, phiến hình tim chia thùy. Gân lá nổi mặt dưới màu đỏ nhạt. Chùm hoa hình chùy mang nhiều hoa, màu trắng, xanh nhạt hoặc đỏ nhạt. Quả đóng 3 góc

Phân bố, thu hái: Cây có nguồn gốc từ trung quốc. Ta vẫn nhập từ trung quốc. Người ta thu hoạch thân rễ của cây đã mọc trên 3 – 4 năm vào mùa thu khi cây bắt đầu lụi

Thành phần hóa học: chủ yếu là dẫn chất anthranoid

Định tính: bằng phản ứng Borntraeger

Sắc ký: phương pháp sắc ký giấy

Định lượng: phương pháp Auterhoff

Tác dụng và công dụng

-Tác dụng lên đại tràng, làm giảm sự tái hấp thu nước bằng cách tăng tiết dịch và tăng nhu động ruột

-Tác dụng lên cơ trơn bàng quang và tử cung.

-Ở liều nhỏ (0,05 – 0,1g) là thuốc bổ, giúp tiêu hóa; liều 0,1 – 0,15g làm thuốc nhuận; 0,5 – 2g là liều xổ

-Dùng lâu có thể gây táo bón do phần tanoid tích lũy

-Có tác dụng kháng khuẩn với lỵ, tụ cầu, thương hàn

Cây Cốt Khí Củ

Tên Khoa học: Poligonum cuspidatum Polygonaceae

Đặc điểm thực vật của cây: Cây nhỏ sống lâu năm, cao 0,5 – 1m. Trên thân và cành thường có những đốm tím hồng. Lá mọc sole, cuống ngắn, bóng và có màu hồng. Phiến hình trứng, trên xanh thẫm, mặt dưới nhạt hơn, đỉnh lá có mũi nhọn. Hoa mọc thành chùm ở nách lá, hoa nhỏ màu trắng. Quả 3 cạnh màu nâu đỏ

Phân bố: mọc hoang ở vùng miền núi, làng nghĩa trai( hải hưng) có trồng để thu dược liệu

Bộ phận dùng và chế biến: Rễ có vỏ nâu, thịt vàng, lõi gỗ màu nâu sẫm. Thu hoạch tháng 10 – 12. Đào rễ, rửa sạch, cắt bỏ rễ con, thái phiến, phơi hoặc sấy khô

Thành phần hóa học:

Rễ: có dẫn chất anthranoid dạng tự do và dạng kết hợp glycosid. Tanin

Lá, cành: 1 ít dc anthranoid, flavonoid, acid hữu cơ

Tác dụng và công dụng

-Có tác dụng nhuận tẩy, làm hạ đường huyết và cholesterol, kháng khuẩn

-Có thể gây nôn, gây tiêu chảy, khó tiêu hóa

-Trong Y học cổ truyền: chữa viêm gan, vàng da, tê thấp đau nhức gân xương, viêm phế quản mãn tính, bỏng, rửa âm hộ khi bị lở loét

copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

Link bài viết tại : Cây thuốc đại hoàng và cốt khí củ